• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thương vụ tên lửa Nga Thổ: Ngầm định Nga “nhún vai coi khinh” NATO

Thế giới 28/11/2017 22:30

(Tổ Quốc) - Nhiều nghi ngại thương vụ khủng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể là “quân cờ” mới của Moscow “nhún vai coi khinh” vai trò của NATO?

NATO đau đầu về giao kèo tên lửa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo các nhà quan sát, liên  minh NATO không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất thương vụ mua bán hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Nga. Động thái này đang bồi thêm căng thẳng về mối quan hệ với các đồng minh.

Thượng vụ hợp đồng S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đang khiến NATO đau đầu. Ảnh:getty image

“Chúng tôi phải xem lại tình hình hiện tại một cách thực tế. Những gì là thay đổi? Chúng ta có nên cô lập Thổ Nhĩ Kỳ bởi vấn đề này ở thời điểm mà chúng ta biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng trao đổi về các vấn đề trên? Điều này thực sự không hề khéo léo.

Sau cuộc đảo chính thất bại tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái, các nhà phân tích lo ngại khả năng Ankara đang muốn tách ra khỏi mối quan hệ đối tác với phương Tây, đi theo Nga và Iran.

Việc Nga bán hệ thống tên lửa mà Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận vào đầu tháng này đang khiến cho các thành viên của liên minh phương Tây  đau đầu vì hai lý do sau:

Thứ nhất, xét trong khía cạnh quân sự, việc Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung vào các vũ khí hạng nặng mới có thể đối đầu với kho vũ khí của các nước thành viên NATO đang có.

Thứ hai, ở khía cạnh chính trị, việc Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư hàng trăm triệu đôla trong giao dịch với Nga đang vi phạm các lệnh trừng phạt mới mà Quốc Hội và chính quyền Tổng thống Trump đã tuyên bố.

NATO đang chờ thông báo chính thức từ phía Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua lá chắn tên lửa tầm xa S-400 từ Nga và sau đó sẽ bắt đầu đánh giá ẩn ý sau thương vụ này.

Ahmet Berat Conkar, người đứng đầu phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng nghị viện NATO, cho biết việc mua tên lửa phòng không S-400 chỉ dựa trên lý do kỹ thuật và tài chính.

"Thổ Nhĩ Kỳ chọn S-400 thay vì các lựa chọn khác vì hệ thống tên lửa này sở hữu các tính năng kỹ thuật tiên tiến hơn các đối thủ, có một mức giá tốt hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn," Conkar - một thành viên của đảng AK cầm quyền trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ nói với Al Jazeera.

Giá trị hợp đồng S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga trị giá hơn 2 tỷ USD, theo CEO của công ty quốc phòng Nga Rostec, do trích dẫn hãng thông tấn chính thức TASS trích dẫn.

Ảnh hưởng của Nga trong NATO

Tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, gần đây đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả của việc mua S-400 từ Nga.

"Vấn đề chủ quyền rõ ràng có tồn tại trong việc mua bán các thiết bị quốc phòng. Cùng với cách các quốc gia đang có chủ quyền đưa ra quyết định của họ, họ cũng có chủ quyền phải đối mặt với những hậu quả của quyết định đó," Pavel nói với các phóng viên tại Washington, DC, vào ngày 25/10 .

 Ông Pavel cho biết tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với NATO không chỉ bởi vấn đề địa lý tại biên giới Iraq, Syria và Iran mà còn là nguồn cung cấp quân đội lớn thứ 2 của liên minh.

“Có ý niệm chung giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO nhằm thảo luận về tất cả vấn đề. Tôi tin tưởng, cho đến hiện tại, sẽ có đủ lý trí tốt để giải quyết các vấn đề này thành công. Chúng ta cũng sẽ tìm ra hướng giải quyết cho tình hình này”, ông Pavel cho hay.

Ông Canikli, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Ngoài Thỏa thuận S-400, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có những thoả thuận sơ bộ với các nước châu Âu để phát triển, sản xuất và sử dụng hệ thống phòng không để nâng cao năng lực quốc gia dài hạn", Ankara nói và bổ sung thêm rằng Ankara hướng tới việc sở hữu công nghệ riêng của mình trong lĩnh vực này.

 “Chúng tôi cũng cần hệ thống S-400 để bảo vệ mình ngay lập tức", ông Conkar giải thích.

Các nhà quan sát tin tưởng, thỏa thuận tên lửa đầy khiêu khích là động thái gần nhất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn ngầm tạo mâu thuẫn giữa các thành viên NATO. Nga liên tục tuyên bố, NATO đã vi phạm sau các vụ tấn công khiêu khích vào lãnh thổ Nga. Các thỏa thuận hợp đồng tên lửa khủng với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở rộng ảnh hưởng sang Iran và nước láng giềng Syria, thậm chí là tham gia cuộc đàm phán về vấn đề Syria. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không hề tham gia trực tiếp với Mỹ trong đàm phán Astana, Kazakhstan về kế hoạch tương lai chính trị đối với các nước chịu nặng nề của chiến tranh.

“Nga đang cố gắng ở một cách nào đó, thậm chí là ý thức được, động thái này có thể chia cắt quan hệ các thành viên trong liên minh. Hòa đàm Astana diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và tôi tin rằng, điều này hoàn toàn có thể đoán được dụng ý của Moscow. Nga muốn nhấn mạnh đến vấn đề này, hiểu một cách rõ ràng nhất là vai trò quan trọng và là nhân vật chính trong quan hệ trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước thành viên trong NATO”, ông Pavel cho biết.

(Theo usnews)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ