(Tổ Quốc) - Tiến trình ngoại giao lạnh nhạt giữa Nga và châu Âu – hiện hữu sau khi cuộc khủng hoảng về Ukraine bùng nổ vào năm 2014 dường như đang bước sang một chương mới.
Tiến trình ngoại giao lạnh nhạt giữa Nga và châu Âu – hiện hữu sau khi cuộc khủng hoảng về Ukraine bùng nổ vào năm 2014 dường như đang bước sang một chương mới.
Gần đây, cây viết Lyle J. Goldstein đã có một bài viết trên The National Interest nhận định rằng mối quan hệ của Đức với Mỹ và Nga đều đang gặp rắc rối. Nguồn dữ liệu chính của cây viết này đến từ một cuộc phỏng vấn giữa Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen với Ren TV. Von der Leyen, được coi là đang chạy chua để kế nhiệm ông Jens Stoltenberg chức vụ Tổng thư ký của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đến từ cánh ủng hộ nữ quyền của Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), có khuynh hướng duy trì mối quan hệ đối đầu với Nga.
Cũng theo tác giả Goldstein, quan hệ Nga - Đức đã chứng kiến một cuộc suy thoái mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng và xung đột ở Ukraine vào năm 2014, tuy nhiên, các mối quan hệ đã dần dần bình thường trở lại trong hai năm qua. Từ khi Đức nắm quyền chỉ huy Tiểu đoàn Đông Bắc NATO – quy tụ các thành viên đa quốc gia tại Lithuania, nước này đã trở thành tia hy vọng cho những nỗ lực ngoại giao của Nga đối với các thành viên châu Âu trong NATO.
Với 3 cuộc gặp cấp cao chỉ trong 9 ngày, quan hệ Nga - Đức trong năm nay đang có nhiều tín hiệu mới. (Nguồn: Reuters) |
Điểm đột phá từ NordStream 2
Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất về điều này là câu chuyện đang diễn ra xoay quanh dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (NordStream 2) - mở đường ống dẫn khí đốt từ Nga trực tiếp sang Đức đi qua biển Baltic – tránh phải “nhờ cậy” đến các quốc gia chống Nga trong khu vực là Ba Lan và Ukraine. Nhiều quốc gia Trung và Đông Âu, và thậm chí cả Đan Mạch đều lên tiếng phản đối dự án trên. Động thái này còn leo thang đến mức Ngoại trưởng Nga Lavrov đã chính thức đệ trình khiếu nại vào tháng 10/ 2017 về việc có sự can thiệp chính trị trong dự án này. Sự phản đối từ châu Âu cũng đã khiến Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom giảm kinh phí cho NordStream 2 cùng năm đó.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của các nước Baltic và Ukraine nhằm phản đối đường ống dẫn khí trên, Đức vẫn tiếp tục ủng hộ các công ty Đức sản xuất thiết bị cho dự án này. Bộ trưởng Năng lượng Đức Peter Altmaier đã đến thăm Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev vào ngày 15/5/2018 để thảo luận về “các dự án năng lượng chung.” Mặc dù Nordstream 2 không được đề cập một cách rõ ràng trên các phương tiện truyền thông, dự án này chắc chắn không nằm ngoài chương trình thỏa luận của họ.
Hơn nữa, ngoại giao Đức-Nga trong năm 2018 cho đến nay đã rất tích cực. Tiêu biểu, trong số các thành viên NATO chỉ có Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng các cuộc đàm phán chính thức với Nga nhiều hơn Đức. Trên thực tế, Đức có nhiều tiếp xúc với Nga hơn cả Serbia – một quốc gia có lập trường gần gũi với Moscow trong năm nay.
Ba ngày sau khi Altmaier tới Moscow ngày 18/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi. Kết hợp với cuộc gặp gỡ của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với người đồng cấp – Ngoại trưởng Đức Heiko Mass tại Moscow vào ngày 10/5 – có thể thấy việc ba cuộc họp cao cấp Nga-Đức diễn ra chỉ trong vòng chín ngày là một tiến trình khá gây ấn tượng.
Không chỉ thế, các phương tiện truyền thông Nga còn gọi quan hệ Đức-Nga là một trong những cuộc "phục hưng" sau sự trỗi dậy của các hội nghị thượng đỉnh này, mặc dù ông Lavrov chính thức tuyên bố rằng, mối quan hệ giữa họ chưa từng bị suy giảm.
Nga khai thác sự biến động châu Âu
Có vẻ như, sự khô cứng về mặt ngoại giao của Nga ở châu Âu –bùng nổ sau cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2014, dù không đạt được một thành công rõ nét thì ít nhất cũng đã mở ra một chương mới. Giá dầu thô Urals, một chỉ số quan trọng trong sự ổn định của ngân sách Nga, đã hồi phục vào năm 2017 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh. Cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Nga cũng đã đi vào tình trạng ổn định. Cuối cùng, mặc dù hệ thống chính trị châu Âu (với quan điểm cứng rắn và thiên về các biện pháp trừng phạt với Nga) đã tồn tại lâu hơn nhiều so với bất kỳ dự đoán nào (và thậm chí vẫn có thể tiếp tục sống sót), một chính phủ muốn cải thiện quan hệ với Nga có vẻ như đang trên đường nắm quyền tại Italy.
Kể từ khi cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga và Belarus, diễn ra vào tháng 9/2017, đã khiến một số thành viên NATO lo ngại và chỉ trích, Nga cho tới nay mới chỉ có một hành động quân sự chung với một thành viên NATO châu Âu – đó là Đức. Berlin và Moscow đã làm việc cùng nhau trong một cuộc tìm kiếm các cựu chiến binh còn lại từ Thế chiến thứ hai vào ngày 15/9/2017. Động thái này vừa được kế tiếp bởi một sự kiện khác là Barents 2018, một cuộc tập trận hải quân giữa Nga và Na Uy được tổ chức tại Bắc Cực –được khởi động vào ngày 30/5/2018.
Theo National Interest, Nga hiện tại vẫn còn bị cô lập về mặt lịch sử đối với châu Âu theo các tiêu chuẩn hậu Xô Viết, đặc biệt là sau các cáo buộc về vụ ám sát cựu điệp viên Nga tại Anh Skripal. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự cô lập này đang dần giảm bớt và mối quan hệ của Moscow với Berlin có lẽ là sự phát triển tốt đẹp nhất giữa Nga và các thành viên NATO, bên cạnh đối tác lâu nay là Thổ Nhĩ Kỳ.