(Tổ Quốc) - Các chuyên gia bày tỏ nghi ngờ rằng một cuộc điều tra thứ hai sau hơn 6 tháng bùng phát dịch bệnh có thể tìm ra câu trả lời về nguồn gốc gây bệnh Covid-19.
Theo trang SCMP, khi số ca nhiễm lên đỉnh điểm tới 10 triệu người và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo rằng đại dịch Covid19 đang bị đẩy đi quá xa thì một nhóm điều tra tiếp theo dự kiến được cử sang Trung Quốc trong tuần tới nhằm tiếp cận hiện trường theo dõi tiếp diễn biến dịch bệnh.
Khi thế giới đánh dấu cột mốc nghiệt ngã đến hơn 6 tháng chống chọi với dịch bệnh kể từ khi Bắc Kinh thông báo sự tồn tại của một loại virus gây bệnh Covid-19 đầu tiên, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo rằng họ sẽ gửi một nhóm điều tra sang Trung Quốc nhằm tìm ra nguồn gốc gây ra mầm bệnh đã giết chết hơn nửa triệu người.
"Chúng ta có thể chống chọi với loại virus này tốt hơn khi chúng ta biết mọi thứ về nó, bao gồm cả việc loại virus này đã bắt đầu như thế nào", Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào ngày 29/6 tại cuộc họp báo ở Geneva. "Chúng tôi sẽ gửi nhóm điều tra vào tuần sau đến Trung Quốc để chuẩn bị cho điều này".
Theo trang SCMP, thông báo này diễn ra sau 6 tháng Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế thế giới về việc bùng phát dịch bệnh tại khu chợ bán động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán – sau đó căn bệnh này được đặt tên là Covid-19. Điều này có liên quan đến đại dịch vào 11/3 và hiện đã tăng tốc lên tới một triệu ca nhiễm mới trong một tuần, Tổ chức Y tế thế giới cho biết.
Hơn 10 triệu người đã nhiễm loại bệnh này và Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros đã cảnh báo tại cuộc họp báo rằng đại dịch đang bị đẩy đi quá xa.
"Với khoảng 10 triệu ca nhiễm hiện tại và một nửa triệu ca tử vong, trừ khi chúng ta nhìn thấy được các vấn đề mà chúng ta xác định tại Tổ chức Y tế thế giới thì mới có thể tìm cách khắc phục được các vấn đề. Việc thiếu tinh thần đoàn kết và hợp tác toàn cầu sẽ đẩy thế giới rơi vào tình trạng tồi tệ nhất", ông Tedros cho biết.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế giới – ông Tedros hiện không cung cấp các thông tin chi tiết về việc ai nằm trong nhóm chuyên gia tham gia điều tra tại Trung Quốc trong tuần tới. Nhiệm vụ chung giữa Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới vào tháng Hai do 25 chuyên gia y tế từ Tổ chức Y tế thế giới cùng với 7 quốc gia và các chuyên gia Hong Kong và Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra về nguồn gốc của loại virus này liên tục trở nên bị chính trị hóa cao trong các tháng gần đây cùng với một số chỉ trích cho rằng mầm bệnh này là một loại virus từ Trung Quốc nhưng chưa thể đưa ra bằng chứng xác thực về nguyên nhân thực sự.
Phía Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc này. Giới khoa học đã bác bỏ tất cả các giả thuyết trên và gợi ý rằng, mầm bệnh lây từ động vật trung gian sau đó lây sang con người. Những quan điểm ban đầu cho rằng điều này thường xảy ra ở môi trường ẩm ướt như chợ Vũ Hán – nơi bán động vật hoang dã sống và giết mổ. Tuy nhiên, vẫn được cho là thiếu bằng chứng về mối liên hệ với động vật rõ ràng. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng sớm không có mối mối liên hệ rõ ràng với khu chợ.
Các chuyên gia bày tỏ nghi ngờ rằng các điều tra của Tổ chức Y tế thế giới sẽ cung cấp cái nhìn mới về dịch bệnh. Cuộc điều tra sẽ diễn ra sau hơn 6 tháng tiến hành điều tra lần một về khả năng cũng như nguồn gốc lây nhiễm loại virus gây bệnh Covid-19.
"Đây là một bài tập lớn, bạn đang phải tìm kiếm và truy dấu nguồn gốc gây ra mầm bệnh. Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm hiện tại là thu hẹp nó thành một danh sách các tùy chọn và đưa ra các thuộc tính khả năng khác nhau tìm ra trong mỗi lựa chọn", chuyên gia dịch tễ học thú y - Dirk Pfeiffer, Giáo sư của One Health tại Đại học thành phố Hong Kong cho biết.
"Sứ mệnh của Tổ chức Y tế thế giới là một viễn cảnh bổ sung. Cái nhìn đánh giá toàn diện sẽ cụ thể hơn những gì họ phải làm và những gì cần phải tìm cách khắc phục", ông Pfeiffer nhấn mạnh.
Cuộc điều tra về nguồn gốc của dịch bệnh là chủ đề các thảo luận gần đây về diễn biến phức tạp của dịch bệnh và các căng thẳng tranh cãi về dịch bệnh của Hội đồng Y tế thế giới vào tháng Năm trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy các nước tiến hành các cuộc điều tra về việc xử lý dịch bệnh và chia sẻ thông tin của Trung Quốc.
Các quốc gia thành viên lần lượt ủng hộ Nghị quyết do Liên minh châu Âu kêu gọi, trong đó nhấn mạnh tinh thần hợp tác quốc tế để truy tìm nguồn gốc của loại virus này đồng thời ủng hộ đánh giá độc lập về phản ứng y tế toàn cầu đối với loại virus này.
Theo SCMP, Trung Quốc đã nhiều lần cho biết họ sẽ hỗ trợ các cuộc thăm dò khách quan và dựa trên cơ sở khoa học đánh giá nguyên nhân bùng phát của dịch bệnh cũng như tìm ra nguồn gốc gây bệnh Covid-19 theo khung pháp lý của Tổ chức Y tế thế giới trong tín hiệu dịch bệnh đang có khả năng suy yếu.