• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tiết lộ bí mật hố rộng khổng lồ bất ngờ xuất hiện ở Siberia

Thế giới 18/02/2021 10:57

(Tổ Quốc) - Các miệng hố khổng lồ xuất hiện rải rác ở lãnh nguyên Siberia kể từ năm ngoái cho tới nay được cho là nguyên nhân của vụ nổ giải phóng khí methane.

Theo CNN, vụ nổ cực mạnh đã khiến các tảng băng bị mắc kẹt trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan ra, đất sụt xuống làm xuất hiện miệng hố khổng lồ. Hiện tại, miệng hố thứ 17 xuất hiện ở bán đảo Yamal và Gyda xa xôi thuộc khu vực Bắc Cực của Nga kể từ lần đầu phát hiện miệng hố đầu tiên vào năm 2013. Giới khoa học đặt ra nhiều giả thuyết về tình trạng nêu trên.  Những hình ảnh chụp ảnh bằng máy bay không người lái, mô hình 3D và trí tuệ nhân tạo đang hé lộ các bí mật đằng sau sự xuất hiện của các hố khổng lồ này.

Tiết lộ bí mật hố rộng khổng lồ bất ngờ xuất hiện ở Siberia - Ảnh 1.

Ảnh: CNN

Ông Evgeny Chuvilin, nhà khoa học nghiên cứu hàng đầu của Viện Skolkovo lưu ý, đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu có thể sử dụng chiếc máy bay không người lái vào sâu trong miệng hố– cách mặt đất từ 10m đến 15m và tiến hành chụp hình dạng của khoang ngầm có khí methane tích tụ.

Ông Chuvilin là một trong số các nhà khoa học của Nga đã đến thăm miệng hố khổng lồ này vào tháng 8/2020. Phát hiện của nhóm khoa học đã công bố trên tạp chí Geosciences vào tuần trước. 

Máy bay không người lái đã thực hiện chụp được khoảng 80 hình ảnh, giúp các nhà khoa học xây dựng mô hình 3D của miệng hố có chiều sâu 30m. Nhà nghiên cứu Igor Bogoyavlensky – Viện Nghiên cứu dầu khí của Viện Hàn lâm khoa học Nga nói rằng ông phải nằm xuống rìa miệng hố sâu khoảng 10 tầng và dang tay qua mép để điều khiến máy bay không người lái.

Nguồn:CNN

"Ba lần chúng tôi suýt hỏng nhưng cuối cùng vẫn thành công trong việc lấy được dữ liệu mô phỏng 3D", ông nói.

Mô hình 3D giúp các nhà khoa học đưa ra phỏng đoán các hố khổng lồ xuất hiện có thể là do khí methane tích tụ trong băng, tạo ra một gò đất . Quá trình biến đổi khí hậu khiến băng tan chảy, đất sụt lún trong một vụ nổ và xuất hiện các miệng hố khổng lồ.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguồn gốc xuất hiện khí methane. Các giả thuyết cho rằng  loại khí này có thể xuất hiện từ các lớp sâu bên trong Trái đất hoặc gần bề mặt hoặc có thể là cả hai.

Tầng đất đóng băng quanh năm (Permafrost) là một hồ chứa khí methane tự nhiên khổng lồ - loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn rất nhiều so với với carbon dioxide trong việc giữ nhiệt và làm ấm hành tinh. Mùa hè ấm hơn khiến băng ở Bắc Cực tan chảy làm suy yếu lớp băng vĩnh cửu – vốn dĩ có tác dụng như một tấm che (nắp đậy) khiến khí thoát ra ngoài. Một số chuyên gia ước tính đất ở khu vực đóng băng vĩnh cửu chứa lượng carbon gấp đôi so với khí quyển giúp khu vực này được đánh giá là vô cùng quan trọng trong cuộc chiến đối phó với biến đổi khí hậu.

"Biến đổi khí hậu có tác động đến việc xuất hiện các hố khổng lồ do tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy", ông Chuvilin khẳng định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ