• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tín hiệu từ Tổng thống Trump về hiệp ước hạt nhân với Nga dấy lên loạt phản ứng "gắt"

Thế giới 02/01/2020 09:41

(Tổ Quốc) - Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga có thời gian một năm để giải quyết việc một hiệp ước hạt nhân sắp hết hạn ngay sau khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ này.

Ông Trump không loại trừ việc gia hạn hiệp ước này, được gọi là New START, nhưng ông nói rõ rằng ông muốn có một thỏa thuận lớn hơn, bao gồm cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân lớn - điều thể hiện ý tưởng đưa cả Trung Quốc vào hiệp ước này.

Chính quyền Mỹ lạc quan về New START

Ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về vấn đề kiểm soát vũ khí vào cuối tuần qua. Ông Trump nói rằng Nga muốn gia hạn hiệp ước hạt nhân này. Và ông Trump tuyên bố Trung Quốc cũng "cực kỳ hào hứng" về việc tham gia - bất chấp những tuyên bố công khai của Bắc Kinh rằng họ có quan điểm ngược lại.

Các chuyên gia nói rằng việc đạt được một thỏa thuận ba bên trong vòng một năm là rất khó xảy ra. Và có một số lo ngại rằng việc ông Trump tập trung vào một thỏa thuận lớn hơn có nguy cơ đe dọa hiệp ước hiện có với Nga- điều có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Nhưng Tim Morrison, người phụ trách vấn đề này tại Nhà Trắng cho đến thời điểm gần đây, cho biết không có lý do gì để vội vã gia hạn thỏa thuận với Nga. Morrison tin rằng lúc này có cơ hội để tạo nên một thỏa thuận tốt hơn liên quan đến cả Nga và Trung Quốc. Ông Morrison là quan chức hàng đầu về Nga trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho đến khi ông từ chức sau khi làm chứng trong các phiên điều trần luận tội.

Morrison nói rằng việc kí kết lúc này sẽ chỉ đáp ứng sự quan tâm của các quan chức ở Nga, những người hài lòng với hiện trạng và các quan chức ở Trung Quốc, những người muốn tiếp tục chế tạo vũ khí.

New START, được ký bởi Tổng thống Obama vào năm 2010, giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được phóng ra từ các tên lửa tầm xa, ở mức 1.550 đầu đạn, cùng với nhiều điều khoản khác. Nhưng hiệp ước này không áp dụng cho các vũ khí nhỏ hơn, tầm ngắn hơn được thiết kế để sử dụng trên chiến trường.

Chính quyền Trump đã nêu lên lo ngại rằng Nga có thể xây dựng kho vũ khí hạt nhân của nước này bằng cách phát triển thêm các vũ khí tầm ngắn hoặc phi chiến lược, nằm ngoài phạm vi của hiệp ước hiện tại. Và Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào khả năng hạt nhân của mình. Trong khi có ít vũ khí hạt nhân hơn, Trung Quốc đã thực hiện nhiều thử nghiệm hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại, các quan chức Hoa Kỳ cho biết.

Tín hiệu từ Tổng thống Trump về hiệp ước hạt nhân với Nga dấy lên loạt phản ứng "gắt" - Ảnh 1.

Ông Trump lạc quan rằng cả Nga và Trung Quốc đều hào hứng với hiệp ước hạt nhân mới. Ảnh: AP.

Một quan chức chính quyền cấp cao nói với NPR hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ cam kết với việc kiểm soát vũ khí hiệu quả và có thể thực hiện được, "bao gồm việc để các đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ".

"Tổng thống đã định hướng chúng tôi suy nghĩ rộng hơn New START, cả về việc đưa Trung Quốc và cả những nội dung trong đó", quan chức này nói. "Chính quyền đang đánh giá khả năng gia hạn hiệp ước New START và làm thế nào điều đó có thể được thực hiện để đạt được chỉ đạo của tổng thống."

Nga, Trung không đồng tình với Mỹ

Nhưng Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của họ, hiện chỉ bằng một phần nhỏ kho vũ khí của cả Hoa Kỳ và Nga. Và các quan chức Nga đã nói công khai rằng họ không nghĩ rằng đây là lúc cần đạt được thỏa thuận mới ngay trước khi thỏa thuận hiện tại hết hạn.

Điều đó khiến những người như Daryl Kimball, giám đốc điều hành của Hiệp hội kiểm soát vũ khí, lo ngại rằng chính quyền Trump có nguy cơ "sai lầm trong chính sách đối ngoại".

"Nếu hiệp ước đó được để cho hết hạn vào năm 2021, sẽ không có giới hạn ràng buộc về mặt pháp lý đối với hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nga, lần đầu tiên sau 5 thập kỷ," Kimball nói.

Kimball nói rằng ông không phản đối việc Hoa Kỳ có các cuộc đàm phán với Trung Quốc nhưng nói rằng thực tế hơn đối với Hoa Kỳ và Nga là trước tiên phải ký gia hạn và sau đó bắt đầu các cuộc đàm phán mới, trên rộng hơn.

Ông Trump, tuy nhiên, tiếp tục tự hào về sự háo hức của các bên trong diện đàm phán mới.

"Liên quan đến vũ khí hạt nhân, tôi đã nói chuyện với Tổng thống Putin và tôi đã liên lạc với ông ấy. Ông ấy rất muốn, và chúng tôi cũng muốn xây dựng một hiệp ước hạt nhân nào đó có thể bao gồm cả Trung Quốc, và có thể cả Pháp. Nhưng nó sẽ bao gồm Trung Quốc và một số quốc gia khác", ông Trump nói vào tháng 12 trong cuộc họp của NATO với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Không giống như cách ông Trump lạc quan về việc đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo nước ngoài khác về các vấn đề gây tranh cãi như vậy, bao gồm Trung Quốc, Iran và Taliban.

Đó là một lý do khác để phải cẩn trọng khi đưa vấn đề hạt nhân này đi quá xa, Molly Montgomery, một cựu nhân viên về kiểm soát vũ khí với nước ngoài làm việc trong Nhà Trắng dưới thời ông Trump, nói.

Bà nói rằng người Nga hiện đang quan tâm đến việc gia hạn, nhưng không có gì đảm bảo trong một năm nay họ vẫn sẽ như vậy. Và với bản chất đầy sóng gió của mối quan hệ Hoa Kỳ-Nga, mọi thứ có thể nhanh chóng trở nên phức tạp hơn.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ