• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Tính kế” Nga-Trung áp đảo: Sách lược Mỹ “trỗi dậy” bất bại

Thế giới 09/10/2018 07:20

Thỏa thuận thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 giữa Nga và Ấn Độ là tín hiệu mở cho thách thức mới về cuộc đọ sức năng lực quốc phòng giữa Moscow và Washington.

Phản ứng mới nhất của Lầu Năm Góc

Thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 của Nga và Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang cố gắng định hình lại ưu tiên quân sự của Mỹ nhằm giải quyết với sự phát triển quân sự của Nga và Trung Quốc trong thời gian gần đây. Lầu Năm Góc luôn cho rằng, Moscow và Bắc Kinh là “các đối thủ cạnh tranh ngang hàng” với quân đội Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Tính kế” Nga-Trung áp đảo: Sách lược Mỹ “trỗi dậy” bất bại - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Hệ thống phòng thủ S-400 là một trong các hệ thống phòng không hàng đầu của Nga. Ngoài Ấn Độ, Moscow cũng đã lôi kéo được khách hàng trước đó là Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh thân thiết khác của Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng, việc mở rộng phạm vi các quốc gia sở hữu S-400 của Nga khiến Mỹ nhiều lo lắng. Hệ thống S-400 có thể bắt tín hiệu tên lửa radar nhằm hạn chế khả năng của hoạt động các thiết bị quân sự của Mỹ.

Trước đó, Lầu Năm Góc vẫn xác định được sự phát triển nhanh chóng của Nga và Trung Quốc với mục tiêu định hình lại sức mạnh quân sự. Theo CNN, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nhanh chóng cập nhật báo cáo chiến lược quân sự, tập trung vào việc định hình các lực lượng quân đội Mỹ.

Tướng Joseph Dunford, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Mỹ đưa ra các đề xuất thay đổi quân số và thiết bị quân sự của Mỹ trên khắp thế giới từ một trọng tâm gần như duy nhất trước đó của Mỹ là chống khủng bố tại Trung Đông. Điều đó có thể làm thay đổi định hướng của Mỹ nhằm tiến tới việc đào tạo quân lực nhiều hơn chuẩn bị cho các xung đột vũ trang trong tương lai mà không chỉ đơn thuần là hoạt động chống chủ  nghĩa khủng bố.

Và một đề xuất khác của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường phân loại “quân lực” trên biển và trên không nhằm đối phó với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc và Nga hiện tại. Một quan chức Mỹ mô tả nỗ lực này là một cách gây áp lực vào cả Moscow và Bắc Kinh với ngầm định rằng, hai nước sẽ phải thường xuyên đối phó với quân đội Mỹ trong các vấn đề toàn cầu cho dù có phát triển về công nghệ vũ khí hay ảnh hưởng mạnh tại khu vực.

Tất cả điều này sẽ dẫn đến việc cắt giảm quân lực của Mỹ tại châu Phi và Trung Đông. Tướng Joseph Dunford cũng đưa ra khẳng định không hề ảnh hưởng tới các hoạt động của Mỹ tại vịnh Ba Tư, Iraq, Syria và Afghanistan.

“Chúng ta đang ở kỷ nguyên mới của cạnh tranh quyền lực lớn mạnh và chúng ta phải lên kế hoạch phù hợp với xu hướng này”

Tướng Joseph Votel nói.

Bắc cầu thương vụ vũ khí Nga-Ấn  

Trở lại với thương vụ vũ khí Nga và Ấn Độ, việc “Moscow bán vũ khí của Ấn Độ là một nỗ lực mới nhằm tạo ảnh hưởng trong hồ sơ quân sự và gây khó khăn hơn cho Washintgon đối phó với quân đội của Moscow”, giới quan sát nhận định.

“Ngày càng nhiều lo ngại về sự cải tiến tàu ngầm Nga sẽ khiến Mỹ khó khăn hơn trong việc phát hiện các tàu ngầm đang hoạt động dưới nước của Moscow. Tàu ngầm tân tiến của Nga sẽ giúp nước này tự do di chuyển trong vùng nước. Washington lo lắng thực sự.

“Nga cũng thiếp lập tên lửa hành trình từ tàu ngầm tại Địa Trung Hải và có thể nhắm tới mộ trong số các thủ đô của châu Âu”, Đô đốc James Foggo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân Đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đóng quân tại Naples, Italy cho biết.

Nói về sự phát triển của Hải quân Nga, ông Foggo cho biết: “Đây là điều tôi lo lắng. Điều này cũng thực sự đáng lo lắng đối với NATO. Vì thế, chúng ta nên thận trọng”.

Vào tháng trước, ông Foggo cũng cho rằng công nghệ tàu ngầm của Nga rất phát triển.

Ông Foggo hiện đang giám sát một cuộc tập trận lớn do NATO dẫn đầu tại Na Uy và các khu vực khác  của Bắc Âu nhằm mục tiêu phô diễn khả năng quân sự của NATO có thể đối phó với các thách thức của Nga nếu Moscow có ý định xâm lược các nước làng giềng châu Âu. Cuộc diễn tập sẽ bao gồm 31 quốc gia, 45.000 lính, 150 máy bay, 60 tàu và hơn 10.000 xe.

Tuy nhiên, Nga cũng đang thách thức lại NATO và Mỹ với loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất khác. Washington cũng cảnh báo loại tên lửa này đang vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí. Mỹ liên tục gây sức ép cho Nga buộc Moscow phải từ bỏ tên lửa nhưng hoàn toàn vô ích,

Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis không đưa ra thông tin kế hoạch đối phó của chính quyền Tổng thống Trump về loại tên lửa của này.

“Chúng tôi sẽ đưa ra câu trả vào thời điểm hợp lý”, ông Mattis nói.

Các quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định, việc phát triển công nghệ tàu ngầm và các vũ khí khác sẽ không bao giờ đối phó được với sức mạnh quân sự Mỹ. Tuy nhiên, các động thái của Mỹ gần đây đang gợi ý rằng, quân đội Mỹ đang tính cách đối phó với sự phát triển quân sự và quốc phòng của Nga và Trung Quốc. Cả hai nước này Giới quan sát nhận định, đây có thể là một cuộc đua xem ai là người chiến thắng trước. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Mỹ không có bất kỳ hệ thống phòng thủ nào đối phó với cuộc tấn công tên lửa siêu thanh nếu bất ngờ bị tấn công./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ