(Tổ Quốc) - “Israel đang có mọi thứ mà Mỹ muốn tại Trung Đông”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong bài phát biểu.
Nói tại Viện Do Thái về các Vấn đề An ninh Quốc gia (JINSA) tại Washington vào ngày 10/10, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Israel là quốc gia có dân chủ và thịnh vượng, mong muốn hòa bình và là nơi có nền kinh tế phát triển, tự do báo chí.
Ảnh minh họa
Ông Pompeo cũng cho rằng mọi thứ mà chúng ta thấy Israel đang phản ánh một Trung Đông.
Theo ông Pompeo, kẻ thù số 1 của Israel là Iran với mối lo ngại tiềm ẩn khủng bố tại Trung Đông.
Ngoại trưởng Pompeo cũng cho rằng chính quyền cựu Tổng thống Obama đã giải quyết các vấn đề với Iran một cách hòa bình.
"Chính quyền cựu Tổng thống Obama nghĩ rằng nếu Mỹ nhượng bộ và chấm dứt trừng phạt thì Iran sẽ thay đổi. Nhưng điều đó không thể", ông Pompeo nói.
Sau nhiều thập kỷ Mỹ đã có các thay đổi đáng kể dưới thời Tổng thống Donald Trump. Mỹ đã chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv đến Jerusalem bất chấp phản đối của hầu hết các nước khác trên thế giới.
Mỹ vẫn căng thẳng với Iran kể từ sau khi quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vào tháng Ba năm nay. Washington áp trừng phạt mạnh mẽ vào Iran. Thậm chí, Mỹ cũng trừng phạt các quốc gia hiện vẫn còn giao dịch với Tehran.
Washington dự kiến sẽ tái khởi động nhiều lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran, bao gồm các biện pháp chặn đường xuất khẩu dầu của nước này. Tuy nhiên, Tổng thống Trump cho biết sẽ sẵn sàng cho một thỏa thuận mới không chỉ tập trung vào các cơ sở hạt nhân của Iran mà còn cả chương trình tên lửa của nước này cũng như sự can dự của Tehran vào các điểm nóng tại khu vực, như cuộc nội chiến ở Syria, Yemen hay hoạt động của tổ chức Hezbollah ở Lebannon.
Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo ngược lại rằng Washington sẽ phải đối mặt với nhiều cuộc chiến khác nếu gây chiến với Iran.
Trong các vấn đề chia rẽ giữa châu Âu và chính quyền Tổng thống Trump, Iran cũng đang trở thành "mũi nhọn" cùng với các quốc gia châu Âu đối phó với chính sách của Mỹ.
"Quyết định của Tổng thống Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã tạo nên rạn nứt sâu giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu", ông Volker Perthes, Giám đốc Viện các vấn đề An ninh và Quốc tế tại Berlin cho biết.