• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tốc độ chậm chạp cải cách kinh tế Trung Quốc khiến châu Âu lập trường cứng rắn hơn

Thế giới 28/09/2020 20:57

(Tổ Quốc) - Đại sứ Trung Quốc tại châu Âu khẳng định hai bên đang nỗ lực tiếp cận thị trường linh hoạt trong thỏa thuận đầu tư cuối năm nay.

Trung Quốc và liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thúc đẩy cam kết tiến tới thỏa thuận đầu tư vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hai bên vẫn lo ngại về cách thức tiếp cận thị trường.

Tốc độ chậm chạp cải cách kinh tế Trung Quốc khiến châu Âu lập trường cứng rắn hơn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trang SCMP trích dẫn nguồn tin ngoại giao và giới quan sát cho rằng, tiến trình chậm chạp của Trung Quốc đối với việc mở cửa thị trường thu hút các công ty nước ngoài và chu trình cải cách công ty nhà nước có thể sẽ khiến EU phải chấp nhận chính sách cạnh tranh cứng rắn hơn để nhanh chóng tiếp cận thị trường.

Bắc Kinh và Brussels đã tổ chức vòng đàm phán thứ 32 về thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU tuần trước sau khi cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến diễn ra vào đầu tháng này. Tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến, cả hai bên tái khẳng định sẵn sàng đi tới kết luận các đàm phán vào cuối năm nay.

Ông Zhang Ming – Đại sứ Trung Quốc tại EU đầu năm nay cho biết, hai bên đã có tiến triển quan trọng trong nhiều vấn đề như chuyển giao công nghệ, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước đồng thời nói thêm rằng họ đang cố gắng "tìm một điểm đến tiềm năng" tiếp cận thị trường và phát triển bền vững.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã tuyên bố rằng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai bên đã có tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, định hướng tiếp cận thị trường vẫn còn tồn tại.

Một nguồn tin ngoại giao của EU cho biết Trung Quốc có thể làm nhiều hơn nữa để gia tăng ảnh hưởng và thu hẹp các rào cản trong nhiều lĩnh vực như giao thông, viễn thông, năng lượng, du lịch, dịch vụ công và các ngành dịch vụ khác.

Nguồn tin ngoại giao cho hay, nếu Trung Quốc thất bại trong nỗ lực phải thay đổi thì châu Âu sẽ phải định hướng theo một cách khác thông qua chính sách viện trợ của nhà nước và các yêu cầu "có đi có lại" về đầu tư và tiếp cận thị trường.

Đại dịch Covid-19 và sự xa rời của Mỹ đã khiến Bắc Kinh phải nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Bắc Kinh cần quan tâm hơn đối với kinh tế khu vực nhà nước.

"Cuộc khủng hoảng y tế công cộng vì Covid-19 không làm thay đổi hoạch định chính sách công nghiệp và công nghệ của Trung Quốc", Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator của Berlin nói trong một báo cáo tuyên bố trong tháng này.

Trung Quốc tái khẳng định kế hoạch củng cố vai trò của kinh tế nhà nước trong kế hoạch hành động 3 năm như đã thông báo vào tháng Bảy.

Các công ty nước ngoài từ lâu đã phàn nàn về các hạn chế tiếp cận thị trường trong ngành công nghiệp chiến lược tại Trung Quốc. Cố vấn chính phủ Trung Quốc nói rằng một nền kinh tế mạnh sẽ làm gia tăng nghi ngờ với đối tác nước ngoài của Trung Quốc và có nguy cơ cô lập đất nước hơn.

"Chúng ta nên xem xét sự cạnh tranh công bằng một cách nghiêm túc", cố vấn chính phủ Trung Quốc giấu tên cho biết . "Bất kỳ tiến bộ nào cũng sẽ không thể thực hiện nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế".

Theo trang SCMP, EU đã ban hành Sách trắng vào tháng Sáu nhằm giải quyết tình trạng bất ổn vì trợ cấp nước ngoài, đề xuất các bộ công cụ mới nhằm thắt chặt hơn nữa quá trình giám sát hoạt động mua lại và mua sắm công của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhóm vận động hành lang Trung Quốc, Phòng Thương mại Trung Quốc tại châu Âu cho biết rằng kế hoạch này đang thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng và cũng có thể không phù hợp với nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại thế giới của châu Âu.

Kể từ khi tham gia đàm phán với Trung Quốc bắt đầu vào năm 2013, EU đã hoàn tất các thỏa thuận thương mại và đầu tư với một số thị trường khác.

Tuy nhiên, báo cáo của Phòng Thương mại châu Âu trong tháng này đã cảnh báo rằng Trung Quốc của năm 2020 đang định hướng cách suy nghĩ khác: Tiếp cận thị trường không được coi là một quyền mà thay thế vào đó là một đặc quyền mở rộng hoặc giảm đi ở một số lĩnh vực. Điều đó phụ thuộc vào thành phần kinh tế mà lãnh đạo Trung Quốc muốn tập trung đầu tư nước ngoài trong một thời điểm cụ thể.

Bên cạnh các đàm phán về hiệp ước đầu tư, Trung Quốc đang hy vọng sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về chương trình nghị sự hợp tác chiến lược Trung Quốc – EU 2025, trong đó bao gồm các dự án chi tiết về an ninh, chính trị và kinh tế trong 5 năm tiếp theo. EU nói rằng họ sẽ tập trung vào điều đó sau khi thỏa thuận đầu tư hoàn tất.

Nguồn tin ngoại giao cũng cảnh báo rằng EU không sẵn sàng tiến tới chương trình nghị sự trong năm 2025 nếu đó chỉ là sự lặp lại những gì hai bên đã thực hiện trong các chương trinh trước đó.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ