(Tổ Quốc) - 191 bên tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân đã quyết định hoãn hội nghị xem xét lại việc thực hiện hiệp ước này vì đại dịch virus corona, Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ Sáu.
Hiệp ước này được coi là nền tảng của các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân và các bên tổ chức một hội nghị lớn cứ 5 năm một lần để thảo luận về cách thức hoạt động của quy ước này. Cuộc họp đã được lên kế hoạch diễn ra từ 27/4 đến 22/5 tại trụ sở chính của LHQ ở New York.
Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cho biết hội nghị này sẽ được tổ chức ngay khi hoàn cảnh cho phép, nhưng không muộn hơn tháng 4/2021.
LHQ cũng nói đầu tuần này rằng hội nghị có khả năng bị hoãn lại, nhưng Đại sứ Gustavo Zlauvinen của Argentina muốn có sự tham khảo ý kiến các chính phủ tham gia hiệp ước.
Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, kỷ niệm 50 năm ngày 5/3 năm nay, được cho là có tác dụng ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân tới hàng chục quốc gia. Nó đã thành công trong việc này: Các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cam kết không mua lại chúng; những nước có hạt nhân cam kết tiến tới loại bỏ vũ khí này và tất cả các bên đều ủng hộ quyền phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình.
Có 191 quốc gia tham gia, trừ Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên, những người sở hữu vũ khí hạt nhân và Israel, được cho là một cường quốc hạt nhân nhưng chưa bao giờ thừa nhận nó.
Các thành viên đang nỗ lực để đạt được các cách tiếp cận mới đối với các vấn đề, không phải bằng cách cập nhật nội dung hiệp ước, một điều rất khó, mà bằng cách cố gắng thông qua một tài liệu chốt, kêu gọi có các bước đi bên ngoài hiệp ước để tiến tới các mục tiêu của văn bản này. Điều này cũng rất khó khăn tại các hội nghị đánh giá gần đây,
Người đứng đầu về giải giáp vũ khí LHQ Izumi Nakamitsu, đã cảnh báo hồi đầu tháng này rằng bóng ma của một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân không được kiểm soát đang đe dọa thế giới, lần đầu tiên kể từ thập niên 1970, đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cũ.
Bà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào nhưng rõ ràng đề cập đến Hoa Kỳ và Nga, và có thể cả Trung Quốc, khi bà phát biểu với Hội đồng Bảo an LHQ rằng "mối quan hệ giữa các quốc gia - đặc biệt là các quốc gia có vũ khí hạt nhân – đang bị rạn nứt".
Mối quan hệ Nga - Mỹ đã ở mức thấp sau Chiến tranh Lạnh kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea năm 2014.