• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trục lợi đắc địa Trung Đông: Chệch hướng “chao đảo”giữa liên minh Nga-Thổ-Iran

Thế giới 14/11/2018 11:42

(Tổ Quốc) - Sự phát triển liên minh Trung Đông gần đây gợi ý rằng, các liên minh, đặc biệt liên minh Nga-Thổ-Iran đang rất mong manh bởi tất cả chỉ dựa trên lợi ích chung nhằm tìm kiếm giá trị riêng đơn lẻ.

Mong manh liên minh Nga-Thổ-Iran

Theo giới chuyên gia, các động thái gần đây đang tạo nên "mong manh" cho các liên minh Trung Đông và cần tính đến việc tái cân bằng cho các ưu tiên như sau: Thỏa hiệp Nga-Thổ cho cuộc tấn công cuối cùng vào Idlib, số phận của hãng hàng không Abu Dhabi - Ettihad và quá trình tái xây dựng Syria.

Trục lợi đắc địa Trung Đông: Chệch hướng “chao đảo”giữa liên minh Nga-Thổ-Iran - Ảnh 1.

Hình ảnh tại Idlib. Ảnh: Reuters

Những hướng phát triển này nhấn mạnh một sự thật rằng, cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ Trung Đông và siêu cường trong liên minh đa dạng của khu vực. Điều này càng gia tăng căng thẳng về kinh tế và thương mại cũng như quân sự và địa chính trị.

Kết quả là, các rạn nứt trong liên minh đa dạng giữa các thế lực Trung Đông từ Bắc Phi đến Tây Bắc Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Điều này có thể thấy rõ nhất trong liên minh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran. Tuy nhiên, họ cũng "ẩn nấp" trong quan hệ hợp tác với Israel nhằm đối phó với Iran.

Ít nhất đến tận bây giờ, Nga đã giảm đi căng thẳng phần nào với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi trì hoãn cuộc tấn công vào Idlib bất chấp sự ủng hộ của Iran về cuộc tấn công cuối cùng. Thổ Nhĩ Kỳ - khu vực có tới 3 triệu người dân tị nạn Syria, bày tỏ lo sợ rằng, cuộc tấn công giữa Nga và Syria sẽ khiến hàng trăm triệu người, nếu không phải nói là hàng triệu tị nạn khắp biên giới. Tuy nhiên, nếu Iran có mối liên kết yếu nhất về vấn đề Idlib thì họ sẽ mạnh mẽ hơn trong cuộc cạnh tranh sắp tới với Nga bởi các chiến lợi phẩm trong cuộc tái thiết Syria sau nội chiến.

"Liên minh Nga – Thổ- Iran đang tận dụng lợi ích chung tức thời thay vì chia sẻ mục tiêu dài hạn. Đó là giá trị đơn lẻ",

Giới chuyên gia nhận định.

Tương tự như vậy, Nga dường như có mâu thuẫn với sự sự hiện diện quân sự Iran sau chiến tranh Syria. Điều này cũng gắn liền với các phản ứng của Israel và các cuộc tấn công của Israel dẫn tới việc bắn rơi máy bay Nga gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù có ủng hộ Qatar trong các động thái gần đây nhưng có lẽ vẫn là thách thức lớn nhất đối với nỗ lực của Qatar trong dự án toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù thất bại trong việc đăng cai Euro 2024 và thiếu hụt cơ chế tài chính nhưng lại có khả năng cạnh tranh vị thế với Qatar và UAE nhằm tìm kiếm vai trò quan trọng thông qua sức mạnh mềm và cứng. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ lại giành ưu thế trước các tiểu bang vùng Vịnh về diện tích, dân số, vị trí, sức mạnh quân sự và thể thao.

Điều đó có thể là lý do tại sao các hãng hàng không lớn của UAE như Emirates và Etihad đang gặp trục trặc với các vấn đề về kinh doanh. Hãng tin Bloomberg cho hay, hãng hàng không quốc gia Emirates của quốc gia vùng vịnh đang cân nhắc khả năng thâu tóm đối thủ làm ăn thô lỗ của Etihad.

Lợi ích riêng thay vì chung?

Điều đó đúng ngay cả khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy nền tảng chung trong khái niệm về Á-Âu. Điều đó cũng áp dụng cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar cũng như Saudi Arabia và UAE – liên minh chặt chẽ trong các chính sách nhưng lại có mục tiêu khác nhau trong vấn đề Yemen.

Sự mong manh trong liên minh có thể thấy rõ nhất trong tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran nhằm tái sinh đế chế trong mô hình thế kỷ 21. Quan niệm "đế quốc" đã có các chính sách từ rất lâu trước khi có sự thay đổi về sự tập trung của Mỹ từ Trung Đông sang Châu Á và sự nổi lên của Trung Quốc. Các quan hệ giữa phương Tây và Nga ngày càng căng thẳng và quyết tâm của các quốc gia Trung Đông, giống như Saudi Arabia, UAEE và Iran đang ngày càng quyết đoán.

Cựu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Demirel từng cho rằng, sau khi Xô viết sụp đổ và sự nổi lên của một số quốc gia khác. Sự lớn mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ đến sự nổi lên của Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc là điều có thể.

"Trong bối cảnh toàn cầu hóa định hình tại các khu vực địa chính trị mà không phải là các quốc gia riêng lẻ. Sức mạnh Nga được hiểu ảnh hưởng tầm Á-Âu mà không phải là một siêu cường châu Âu cùng với Trung Quốc, châu Âu và Mỹ.

"Tổng thống Putin sẽ nghĩ đến khía cạnh một khối lớn hơn và cuối cùng là trật tự thế giới", cựu Bộ trưởng Bồ Đào Nha Bruno Macaes viết trong cuốn sách "The Dawn of Eurasia".

Liên minh kinh tế Á-Âu bao gồm Nga, Kazakhstan, Belarus and Armenia giúp Nga hình thành một khối lớn mạnh tại biên giới giữa châu Âu và châu Á.

Tương tự như vậy, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cũng quán triệt tư duy Ankara đang ở ngã ba đường giữa châu Âu, châu Phi và châu Á, chứ không phải là một chiếc cầu nối của châu Âu vắt sang châu Á.

Nếu quan điểm của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xác định lập trưởng mở rộng về địa lý thì Iran có lẽ sẽ có quan điểm hướng nội hơn, bất chấp những cáo buộc rằng Tehran đang tìm cách khẳng định quyền bá chủ ở Trung Đông.

"Iran giống như một pháo đài vây quanh ba dãy núi, phía thứ tư là đại dương và sa mạc nằm ở giữa", tạp chí Stratfor cho biết.

"Lợi ích các bên đang bắt đầu chệch hướng tại Syria và tương lai hợp tác Nga và Iran đang trở nên thách thức hơn", nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ - Nuray Mert cho biết./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ