• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trưng cầu Thái Lan: “lốc xoáy” chính trị hay bước ngoặt nhãn tiền?

Thế giới 01/08/2016 20:14

(Tổ Quốc) -Trưng cầu dân ý sẽ định hình những chuyển biến mới nhất của chính trị Thái Lan từ quân đội lãnh đạo tới dân chủ.

 Thủ tướng Prayuth Chan-ocha. Ảnh: Reuters

Kết quả sẽ thiết lập các chương trình nghị sự cho hệ thống chính trị của đất nước trong ngắn hạn, đặc biệt tiến tới cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, mà chính quyền quân sự cầm quyền của nước này đã tuyên bố sẽ diễn ra vào giữa năm 2017.

Để nhắc lại lời hứa của mình, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha gần đây cho biết chính phủ sẽ tiếp tục tiến về phía trước nếu điều lệ nhận được sự ủng hộ từ phía người dân, đồng thời "kế hoạch B" cũng được chuẩn bị trong trường hợp điều lệ trên không được thông qua trong cuộc bỏ phiếu.

Mặc dù một kế hoạch hỗ trợ rõ ràng, tuy nhiên chính phủ khẳng định điều đó sẽ không ảnh hưởng đến lộ trình để khôi phục nền dân chủ.

Tuy nhiên, dự thảo điều lệ chính quyền junta đã phải đối mặt với một số nghi ngờ từ cả hai phía công luận và giới chính trị, đặc biệt là các điều khoản trong dự thảo sẽ mở ra một “lợi thế” cho chính quyền quân sự tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp kết quả trưng cầu dân ý hay kết quả của cuộc tổng tuyển cử.

Các vấn đề quan trọng trong dự thảo đó đã nhận được sự chỉ trích từ nhiều phía khi  cho  rằng 250 ghế tại Thượng viện sẽ được lựa chọn bởi các NCPO và những thượng nghị sĩ này có thể được tham gia vào quá trình bầu cử Thủ tướng. Một số nhà phê bình lên án việc cho phép các thượng nghị sĩ chỉ định của NCPO chọn thủ tướng rõ ràng là "dàn dựng một cuộc đảo chính" mà không sử dụng vũ lực.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, người đã tuyên bố ông sẽ từ chối các dự thảo điều lệ, và cho rằng bầu không khí của các chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2016 khác hẳn với cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp trước đó vào năm 2007.

Một học giả từ Đại học Thammasat, Poonthep Sirinupong, cho biết dự thảo này sẽ không đem lại một đất nước dân chủ, vì nó đã được “nhào nặn” bởi các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính và người ủng hộ họ. Ông cho biết những người này không được phép tham gia trong quá trình soạn thảo, do đó các điều lệ được đưa ra rõ ràng là phi dân chủ và xứng đáng được “khai tử”.

Theo dự thảo điều lệ, Quốc hội Thái Lan sẽ bao gồm hai viện - Hạ viện, có 500 thành viên, và Thượng viện, với 200 thành viên. Tuy nhiên, một điều khoản trong điều lệ đưa ra rằng NCPO có quyền bổ nhiệm 250 thành viên trên cả hai viện trong giai đoạn chuyển tiếp.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: AFP 

Ông Suthep, thủ lĩnh cuộc biểu tình chống chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra vào năm 2013, trước cuộc đảo chính vào năm 2014, cho biết ông không thể tin tưởng các chính trị gia, những người chỉ tập trung vào lợi ích riêng của họ, và cho rằng hiến pháp này có thể giúp đất nước cải cách và diệt trừ tham nhũng giữa các chính trị gia và quan chức.

Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một số lượng lớn các cử tri đủ điều kiện chưa có quyết định về dự thảo điều lệ, mặc dù các đảng đối lập - đảng Dân chủ và đảng vì người Thái– đang ra sức vận động để bỏ phiếu chống lại dự thảo.

Yingluck, người đang đối mặt với các cáo buộc về hành động phi pháp gần đây đã kêu gọi cử tri thực hiện quyền của mình bằng cách bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, cho phép hiến pháp này được sử dụng trong việc điều hành đất nước trong tương lai.

Hầu hết các thành viên của Đảng vì người Thái đều nói sẽ từ chối các dự thảo điều lệ, và cho rằng đây là một sự "phi dân chủ."

Theo Ủy ban bầu cử quốc gia, có khoảng 50 triệu cử tri đủ điều kiện trên toàn quốc, và các cử tri đi bầu được dự kiến đạt khoảng 80%, cao hơn so với 57,61% trong cuộc trưng cầu năm 2007.

Theo scmp

Minh Anh

NỔI BẬT TRANG CHỦ