• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung – Mỹ liệu có chớp được cơ hội từ chấp bút thương chiến?

Thế giới 16/01/2020 11:02

(Tổ Quốc) - Thỏa thuận tạm thời sẽ giúp "xây dựng một mức độ tin cậy, tạo nền tảng cho việc hòa giải, giới chuyên gia cho hay.

Sau 18 tháng chiến tranh thương mại, việc ký kết thỏa thuận giai đoạn một giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ giúp ổn định quan hệ, giảm căng thẳng và tạo nên một con đường để họ giảm bớt sự khác biệt trong các vấn đề khác, các nhà quan sát ngoại giao nói.

Tạo dựng lòng tin

Thỏa thuận - được ký kết vào thứ Tư giữa nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin - bao gồm cam kết của Trung Quốc về mua thêm nông sản, năng lượng và dịch vụ của Mỹ và thực hiện một số cải cách trong hệ thống kinh tế.

Giải quyết quan hệ với Mỹ là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều tuyên bố nói rằng hai nước đang phân tách và Washington coi Bắc Kinh là đối thủ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang trong năm bầu cử và cũng đang gặp khó khăn trong một cuộc chiến luận tội.

Trung – Mỹ liệu có chớp được cơ hội từ chấp bút thương chiến? - Ảnh 1.

Thắng lợi với Trung Quốc phần nào cũng sẽ giúp ông Trump - đang trong thời gian bầu cử và đối mặt với cuộc luận tội. Ảnh: New York Times. NYT.

Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan, cho biết thỏa thuận giai đoạn một sẽ giúp mối quan hệ giữa các quốc gia không bị xấu đi, và các cuộc họp tiếp theo có thể giúp họ giải quyết những khác biệt khác.

Ông nói, thỏa thuận giai đoạn một này chủ yếu là để xây dựng một độ tin cậy và là một cơ sở cho việc hòa giải. Tuy nhiên, chỉ riêng các cuộc đàm phán thương mại là không đủ để giải quyết nhiều vấn đề cơ cấu mà cả hai bên đều gặp phải, vì chúng chỉ liên quan đến một số bộ, ban ngành".

Ngay cả sau khi thỏa thuận được ký kết, Mỹ vẫn sẽ lo ngại về mô hình kinh tế do nhà nước đứng đầu của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề như kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và lệnh cấm đối với người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, Wu nói.

Văn phòng của đại diện thương mại Hoa Kỳ cho biết vào cuối tuần qua rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc họp ít nhất hai năm một lần – điều đã diễn ra dưới thời Barack Obama và George W. Bush nhưng bị ông Trump loại bỏ.

Huang Jing, một chuyên gia về các vấn đề Hoa Kỳ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực thuộc Đại học Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh, cho biết việc nối lại các cuộc đàm phán sáu tháng là điểm nổi bật của thỏa thuận ngừng thương chiến.

Các cuộc họp này sẽ tạo dựng nền tảng cho hai nước duy trì đối thoại cấp cao thường xuyên và giải quyết các tranh chấp của họ, ông nói. "Tuy nhiên, vẫn còn phải xem những cuộc đàm phán kiểu này có thể kéo dài bao lâu".

Chưa chạm được tới vấn đề cốt lõi

Từ năm 2006 đến 2008, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tổ chức năm cuộc đối thoại kinh tế chiến lược. Năm 2009, cơ chế này được đổi tên thành Đối thoại chiến lược và kinh tế và đề cập thêm các vấn đề an ninh. Ông Trump đã loại bỏ cơ chế này sau khi cho rằng chúng không thể tạo ra kết quả mà ông muốn.

Cũng như sự khác biệt của họ về thương mại, Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục có nhiều bất đồng về các vấn đề khác - từ Biển Đông đến cạnh tranh công nghệ, bao gồm cả những hạn chế của Washington đối với người khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.

Trong khi thỏa thuận giai đoạn một có thể giúp giảm căng thẳng thương mại, các nhà quan sát cho rằng văn bản này khó có thể giải quyết các vấn đề cơ cấu giữa hai nước hoặc mang lại bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong cuộc cạnh tranh địa chính trị.

Theo ông Huang, nhìn từ góc độ bầu cử, ông Trump có thể chịu áp lực phải cứng rắn trở lại với Trung Quốc và tái khởi động cuộc xung đột thương mại. Chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều vào thỏa thuận giai đoạn một, điều khó có thể làm giảm căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc".

Trung Quốc nên thực tế và đánh giá những kỳ vọng của mình, nhưng cũng tận dụng tốt cửa sổ cơ hội mà thỏa thuận giai đoạn một đã tạo ra, ông Huang nói.

Các nhà quan sát khác nói rằng các vấn đề cơ cấu, chẳng hạn như mô hình kinh tế do nhà nước đứng đầu, sẽ khó có thể được giải quyết cho đến khi hai bên bắt đầu thảo luận về thỏa thuận giai đoạn hai, điều dường như chưa thể bắt đầu cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ vào cuối năm nay.

Gal Luft, đồng giám đốc của Viện phân tích an ninh toàn cầu, một tổ chức tham vấn ở Washington, cho biết một thỏa thuận giai đoạn hai trước cuộc bầu cử Mỹ là không thể thực hiện được.

Nếu việc đạt được một thỏa thuận về các vấn đề tương đối dễ dàng trong gia đoạn một đã rất vất vả thì có thể tưởng tượng sẽ khó khăn như thế nào để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề cấu trúc cốt lõi, ông Gal Luft nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ