(Tổ Quốc) - Từ năm 2014, phương Tây đã áp đặt các trừng phạt vào Nga gây nhiều tranh cãi. Các chuyển biến trong năm 2018 có thể tạo nhiều thay đổi.
Tờ the Hill đưa ra 3 điều. Đầu tiên, các trừng phạt thường đánh thẳng vào giới tinh hoa doanh nghiệp lớn, trong đó có các quan chức nhà nước và các công ty lớn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty image
Thứ hai, Mỹ đang triển khai các loại vũ khí tối tân nhất trong kho vũ khí trừng phạt, đáng chú ý là các biện pháp tài chính nhằm vào các tổ chức khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và các quốc gia "bất hảo".
Thứ ba, các trừng phạt đã trở thành công cụ được chấp nhận và không ngoại lệ trong trường hợp đối phó với Nga. Moscow liên tục đưa ra các phản ứng không chỉ đối với các động thái khiêu khích trong vấn đề giữa Nga và Ukraine mà theo đó còn là hàng loạt các cáo buộc nhằm vào Nga, bao gồm các hoạt động can thiệp toàn cầu như hoạt động tấn công mạng, can thiệp bầu cử, ảnh hưởng tại Syria và vụ tấn công chất độc hóa học Salisbury.
Chính phủ Nga lo lắng
Các quan chức cấp cao chia sẻ cảnh báo gia tăng. Ông Alexei Kudrin – một cựu quan chức Tổng thống Putin đồng thời là một nhà cải cách đã đưa ra các cảnh báo công khai vào năm ngoái. Ông Alexei Kudrin cho rằng Nga hiện tại đang vướng phải "hố tù", chìm trong trừng phạt bủa vây khiến cho các chương trình chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa thể đạt được. Theo ông Alexei Kudrin, mục tiêu chính sách đối ngoại chính của Nga sẽ nới lỏng quan hệ với phương Tây.
Ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng an ninh Nga và là một quan chức an ninh đưa ra các quan điểm khác biệt về các vấn đề. Tuy nhiên, ông Nikolai Patrushev cũng bày tỏ nhiều lo lắng. Vào tháng Tám, Thư ký Hội đồng an ninh Nga - ông Nikolai Patrushev đã nói với chính quyền khu vực rằng các trừng phạt phurong Tây đang tạo ra các vấn đề nghiêm trọng cho ngành khí đốt dầu và gas bởi vì sự phụ thuộc của Nga vào nguồn vốn và công nghệ nước ngoài.
Phản ứng trước các lo lắng này, chính phủ Nga đã chấp nhận chiến lược hệ thống nhằm đối phó với các trừng phạt bủa vây. Tổng thống Putin cũng đã đưa ra cảnh báo về các trừng phạt nhằm vào Nga trong cuộc họp cuối năm của ông với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Một sự đồng thuận từ cuộc họp cho rằng các trừng phạt là một vấn đề lớn và đang gia tăng ở bối cảnh căng thẳng hiện tại.
Giới tinh hoa của Nga cũng bày tỏ nhiều lo lắng. 40% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, các trừng phạt có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp. Quan trọng hơn là sự hoài nghi không chắc chắn về những cái được đánh giá là giàu có nhất và tốt nhất. Mỹ liên tục được ví như một siêu cường lớn liên tục áp đặt các trừng phạt bằng cách cắt giảm số lượng lớn các ông lớn doanh nghiệ khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Một số quan chức và doanh nhân có ảnh hưởng lớn tại Nga đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là động thái mới nhất trong mối quan hệ đang không ngừng leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ trong thời gian gần đây.
Thách thức lớn nhất mà tỷ phú Oleg Deripaska đối mặt là buộc phải cơ cấu lại quyền sở hữu và quản trị tài sản quan trọng của công ty nhôm lớn thứ hai thế giới trước động thái phản ứng khắt khe của Mỹ. Sở hữu khối tài sản trị giá 5,3 tỷ USD, Deripaska là một ông trùm trong lĩnh vực khai thác, sản xuất kim loại, năng lượng và xây dựng.
Trong báo cáo Kremlin vào tháng 1, không ai cảm thấy an toàn từ các trừng phạt bủa vây của Mỹ.
Càng những ông lớn doanh nghiệp càng phải đối mặt với các trừng phạt khắt khe từ Mỹ. Giới tinh hoa Nga hiện tại bày tỏ nhiều nghi ngờ về mức độ an toàn vận hành của họ. Ngay cả ông chủ CLB bóng đá Chelsea - Roman Abramovich cũng không tránh khỏi sự hà khắc này.
"Vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại càng tạo khó khăn hơn với tất cả các ông chủ doanh nghiệp lớn", tờ the Hill nhận định.
Động thái của Nga trong thời gian tới
Người dân Nga cũng bày tỏ lo lắng về vấn đề này. Trong năm 2018, người dân Nga lo lắng triền miền từ các trừng phạt gia tăng của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga. Theo trung tâm khảo sát Levada, từ 28% tăng lên đến 43% người dân Nga liên tục lo lắng từ các trừng phạt nhằm vào Moscow. 79% người dân mong muốn quan hệ giữa Nga và phương Tây bình thường trở lại.
Giới quan sát cho biết, điều tuyệt vời nhất là các trừng phạt bủa vây Nga không khiến cho Moscow rơi vào tay của Trung Quốc.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga không thể mở rộng bởi vì ảnh hưởng ít nhiều của trừng phạt. Giới quan sát cho rằng, các tuyên bố "có phần hoa mỹ" không phải ảnh hết được thực tế trong quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh. Các trừng phạt của Mỹ đã khiến cho Trung Quốc mất hàng loạt các thỏa thuận nhưng lại hoàn tất sự giao dịch giữa đồng nhân dân tệ và đồng rúp có lợi cho Bắc Kinh và Moscow. Ít hơn 1% nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đổ vào Nga. Quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn giữ ở mức độ yếu.
Các trừng phạt bủa vây tạo ra hiệu ứng rằng, Nga không quá nặng nề từ các đòn trừng phạt mà chính điều đó khiến cho Tổng thống Putin ngày càng mạnh mẽ hơn, nổi tiếng hơn. Cùng với đó là quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh được hàn gắn.
Theo giới quan sát, các trừng phạt chỉ có thể khiến cho các quốc gia nhỏ ảnh hưởng. Mục tiêu nhằm vào Nga không thể thành công.
Nhưng một sự thật không thể chối cãi là các trừng phạt đang khiến cho chính phủ Nga phải xem lại cách cư xử của mình. Giới tinh hoa kinh tế đối mặt với nhiều sức ép cả trong và ngoài nước cùng với tâm trạng bất ổn từ phần lớn người dân Nga.
Những hiệu ứng này sẽ phát triển, và các biện pháp mới có khả năng sẽ tiếp tục được bổ sung. Các trừng phạt có thể giúp Nga đưa ra định hướng về thái độ, lợi ích và lựa chọn khiến Nga sẽ có thay đổi trong thời gian tới.