• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

Thế giới 02/03/2019 10:27

(Tổ Quốc) - Bắc Kinh đang đứng bên bờ vực có thể bị liên can vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ-Pakistan, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Kashmir giáp với Trung Quốc.

Quan hệ ngoại giao giữa các đối thủ lâu năm Ấn Độ và Pakistan đã rơi xuống mức thấp nhất nhiều năm qua trong tuần này, sau khi Pakistan tuyên bố không quân của họ bắn hạ hai máy bay phản lực Ấn Độ ở khu vực biên giới tranh chấp Kashmir và bắt giữ một phi công.

Điều đó xảy ra một ngày sau khi quân đội Ấn Độ cho biết họ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào một trại khủng bố ở Pakistan - vụ tấn công đầu tiên như vậy của không quân Ấn Độ kể từ sau cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971.

Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan - Ảnh 1.

Vụ máy bay Ấn Độ bị bắn hạ và viên phi công bị Pakistan bắt giữ đã khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng. (Nguồn: France24)

Trung Quốc không chỉ có chung đường biên giới với khu vực tranh chấp Kashmir mà Bắc Kinh cũng có mối liên hệ quan trọng với cả Pakistan và Ấn Độ - điều nước này cần phải cân bằng.

Trung Quốc có quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự chặt chẽ với Pakistan, và Islamabad là một trong những đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh trong khu vực.

Trong khi đó, cuộc chiến thương mại kéo dài của Trung Quốc với Mỹ đã buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm các đối tác thương mại thay thế. Do đó, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng lại mối quan hệ với đối thủ đang lên là Ấn Độ và Thủ tướng Narendra Modi. Năm ngoái ông Modi đã thực hiện hai chuyến thăm Trung Quốc.

Tuần này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi cả Pakistan và Ấn Độ "duy trì sự tự kiềm chế và tập trung vào hòa bình và ổn định khu vực".

Trong một cuộc gọi vào đêm khuya khẩn cấp hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mehmood Qureshi đã đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đóng "vai trò mang tính xây dựng trong việc giảm bớt căng thẳng hiện nay".

Trong cuộc gọi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh rằng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần được tôn trọng và Trung Quốc không muốn thấy các hành vi vi phạm các quy tắc của quan hệ quốc tế".

Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học SOAS London, cho biết không có lợi cho Trung Quốc trên bất kỳ mặt trận nào nếu căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tăng vọt.

"Trung Quốc không muốn thấy sự thất bại ở Pakistan, nhưng đồng thời tôi không nghĩ người Trung Quốc thực sự muốn gây chiến với người Ấn Độ về vấn đề này", ông nói.

Thế tiến thoái lưỡng nan

Theo chuyên gia Trung Quốc Tsang, căng thẳng tồn tại lâu dài trong khu vực không phải là vấn đề lớn đối với Bắc Kinh, khi chúng phần nào khiến Islamabad luôn cân nhắc về tầm quan trọng của Trung Quốc như một đồng minh.

Tuy nhiên, sự leo thang trong tuần này đã đưa Bắc Kinh vào thế khó xử.

"Họ phải làm một cái gì đó để cho thấy rằng họ đang giúp kiểm soát mọi thứ, trong khi không tỏ ra không đáng tin cậy trong vai trò là đồng minh của Pakistan", Tsang nói.

Nhưng Bắc Kinh không muốn thể hiện quá sự ủng hộ cho Pakistan và đẩy Ấn Độ gần hơn sự ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vấn đề phức tạp của Trung Quốc là trên thực tế, Ấn Độ tuyên bố họ đang tấn công chống lại những kẻ khủng bố ở Kashmir.

"Họ không muốn quá cứng rắn với Ấn Độ, vì nước này hành động để đối phó với khủng bố", Tsang nói.

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết lựa chọn tốt nhất của họ là cùng Mỹ hợp tác để xoa dịu căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ.

Han Hua, giáo sư và chuyên gia nghiên cứu Nam Á tại Đại học Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn ở Pakistan, trong khi Mỹ giữ nhiều ảnh hưởng hơn ở Ấn Độ, điều này hợp lý để hai bên hợp tác.

"Thông điệp của Trung Quốc là rõ ràng cho cả hai bên: kiềm chế hành động", bà nói. "Sự quan tâm của Trung Quốc nằm ở sự ổn định của Nam Á."

Hành động của Trung Quốc tại khu vực

Trung Quốc đã thực hiện sự cân bằng ngoại giao tinh tế ở Nam Á trong năm qua, sau khi giảm bớt một số căng thẳng khu vực.

Vào tháng 7 năm 2017, chẳng hạn, đã có một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài cả tháng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở Doklam, gần biên giới Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan.

Hai cường quốc đã tiến gần đến bờ vực đối đầu khi có những những cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ của đồng minh thân cận của Ấn Độ là Bhutan.

Gần đó, Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật với quân đội chiến đấu.

Nhưng một hội nghị thượng đỉnh ấm áp, không chính thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 4 năm 2018 đã giúp đưa quan hệ trở lại theo hướng tích cực.

"Lợi ích chung của Trung Quốc và Ấn Độ vượt xa sự khác biệt của họ", tờ báo China Daily cho biết trong một bài xã luận vào thời điểm đó.

Tình hình hiện nay rõ ràng hơn nhiều đối với Trung Quốc tại vùng biên giới. Pakistan là một người bạn lâu năm và đối tác thương mại của Bắc Kinh, được các nhà ngoại giao Trung Quốc mô tả là đang tận hưởng một "tình bạn giữa mọi thời tiết" với nước này.

Pakistan cũng là một trong những người mua vũ khí lớn nhất của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến 2017, Islamabad đã mua hơn 6 tỷ đô la vũ khí của Trung Quốc, theo tổ chức tham vấn CSIS.

Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về các khoản nợ lớn mà Pakistan đang phải gánh do các khoản vay và cơ sở hạ tầng của chính phủ Trung Quốc.

Dù vậy, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đang quyết định giữ mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh mạnh mẽ. "Chúng tôi cần Trung Quốc như một nguồn cảm hứng để giúp người dân thoát khỏi đói nghèo", ông nói.


An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ