(Tổ Quốc) - Trung Quốc vừa thiết lập năm vùng thí điểm “Tài chính xanh” để cung cấp vốn cho cuộc chiến chống ô nhiễm.
Trung Quốc vừa thiết lập năm vùng thí điểm “Tài chính xanh” để cung cấp vốn cho cuộc chiến chống ô nhiễm.
Trong đó, mỗi vùng thí điểm sẽ tập trung vào một chủ đề tài trợ xanh khác nhau dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế địa phương.
Tài trợ cuộc chiến chống ô nhiễm
Theo ngân hàng Trung ương, Trung Quốc vừa thiết lập năm vùng thí điểm “Tài chính xanh”. Mục đích của các vùng này sẽ là thúc đẩy và tài trợ 3 nghìn tỷ Nhân dân tệ (440 tỷ đô la) cho cuộc chiến chống ô nhiễm. Các tổ chức tài chính ở mỗi vùng sẽ được ủy quyền để cung cấp các quỹ đặc biệt hoặc cho các ngành hoặc các doanh nghiệp thân thiện với môi trường vay vốn. Chương trình này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm xanh và khuyến khích các ngân hàng khai thác các cơ chế tài trợ mới, bao gồm giấy phép sử dụng nước và kinh doanh phát thải.
Mỗi vùng sẽ tập trung vào một chủ đề tài trợ xanh khác nhau, kết hợp chặt chẽ với nền kinh tế. Ví dụ, Quảng Châu, thành phố nằm trong vùng công nghiệp dọc bờ biển phía đông nam của đất nước, sẽ phát triển cơ chế cho vay để hỗ trợ giảm thiểu khí thải và bảo toàn năng lượng. Ngược lại, Quế Châu là một vùng nông thôn nên sẽ tập trung vào tài trợ các dự án xử lý chất thải nông nghiệp. Cuối cùng, Tân Cương - nơi đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Vành đai và con đường và góp phần kết nối quan hệ trong khu vực, sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính ở nước ngoài.
Khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Phương pháp tiếp cận đa dạng trên cho thấy những nỗ lực riêng biệt của Trung Quốc nhằm giải quyết khủng hoảng ô nhiễm không khí đang diễn ra – một vấn đề đã khiến cho 1,1 triệu người tử vong hàng năm tại đất nước này. Hiện tại trong năm thứ tư của “cuộc chiến chống ô nhiễm”, đất nước này đang vật lộn để giải quyết thiệt hại to lớn về môi trường gây ra bởi sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chi phí hồi phục sau ô nhiễm nặng nề khá đắt đỏ và đây cũng là lí do Trung Quốc tiến hành thực hiện việc thí điểm năm khu vực “Tài chính xanh”.
Ô nhiễm không khí đã làm 1,1 triệu người tử vong mỗi năm ở Trung Quốc |
Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Vào tháng Một, quốc gia này đã hủy bỏ 104 nhà máy than mới xây dựng, và hiện tại trở thành nước sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một trong tám nhà máy khai thác cacbon quy mô lớn. Đất nước này đang thử nghiệm quy hoạch và thiết kế đô thị xanh bằng việc xây dựng thành phố rừng đầu tiên trên thế giới, đồng thời, sẽ tiến hành thay thế 70.000 xe taxi ở Bắc Kinh bằng xe điện.
Thực tế, Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong việc giảm thiểu khí thải, dự đoán tới năm 2030 sẽ tạo ra nguồn điện sạch từ các nguồn sẵn có nhiều như Mỹ hiện nay. Đến tháng Ba của năm nay, ngay cả khi nhu cầu năng lượng gia tăng, Trung Quốc cũng đã giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong tháng này, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cùng với sáu triệu dân đã nhận được năng lượng hoàn toàn từ các nguồn tái tạo.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là vấn đề cải cách đầu tư. Các chuyên gia ước tính Trung Quốc sẽ cần một lượng đầu tư lên tới 3 hoặc 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ mỗi năm trong năm năm tới để đạt được cam kết về môi trường. Tuy nhiên, chính phủ có thể chi trả 10 đến 15% những chi phí này.
(Theo Futurism)