• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc chủ trương giải quyết bài toán công nghệ trước thách thức toàn cầu

Thế giới 25/11/2021 18:01

(Tổ Quốc) - Ngành công nghệ Trung Quốc đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây nhưng hiện tại, vẫn đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn từ chính phủ.

Bắc Kinh đang thúc đẩy phát triển công nghệ chiến lược kinh tế như chất bán dẫn và xe điện đồng thời thắt chặt kiểm soát các hoạt động của các  công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc. Ngành công nghệ Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua thông qua các quy định nghiêm khắc hơn từ chính phủ nước này. Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng cường "tự cung tự cấp" đối với lĩnh vực công nghệ trong những năm tới sau các căng thẳng thương mại và công nghệ với Washington.

Trung Quốc chủ trương giải quyết bài toán công nghệ trước thách thức toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Bởi các chế tài nghiêm khắc của chính phủ Trung Quốc trong tháng 11/2020, đợt chào bán công khai lần đầu lập kỷ lục thế giới của tập đoàn công nghệ khổng lồ Ant Group đã bị đình chỉ. Cả gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và công ty giao hàng thực phẩm Meituan đều đã đối mặt với án phạt chống độc quyền. Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 41% tính đến thời điểm hiện tại.

Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hiện đang đối phó với sự phát triển chậm lại của kinh tế Trung Quốc vì dịch bệnh. Một số yếu tố bao gồm thiếu điện và nỗ lực kiềm chế sự gia tăng nợ nần trong lĩnh vực bất động sản đã làm gia tăng các thách thức kinh tế khác, chẳng hạn như chi tiêu tiêu dùng chậm chạp. Các kết quả nhìn thấy rõ trong báo cáo tài chính của công ty. Riêng Alibaba đã cắt giảm hướng dẫn doanh thu cho năm tài chính hiện tại.

Tập trung ngành công nghiệp chất bán dẫn

Cuộc cạnh tranh công nghệ liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong nhiều lĩnh vực. Một trong số đó là ngành công nghiệp chất bán dẫn.

Theo CNBC, Trung Quốc hiện đang phải nỗ lực hết sức để bắt kịp với Mỹ và các quốc gia khác bởi sự phức tạp của chuỗi cung ứng chất bán dẫn – vốn bị chi phối từ công ty nước ngoài. Một ví dụ điển hình là lĩnh vực sản xuất chip. SMIC – nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của của Trung Quốc được đánh giá vẫn đi sau Công ty Đài Loan TSMC- nhà sản xuất chip có hợp đồng lớn nhất thế giới hay Samsung của Hàn Quốc vài năm nay. SMIC thực sự chưa đủ khả năng để sản xuất chip tiên tiến đáp ứng yêu cầu với điện thoại thông minh hàng đầu. Các công ty nước ngoài hiện chiếm ưu thế trong các công cụ và thiết bị tiên tiến cần thiết để sản xuất chip cao cấp.

Trừng phạt của Mỹ đã khiến Trung Quốc khó tiếp cận các công cụ đó. Ngành công nghiệp bán dẫn chỉ là một trong số nhiều ngành mà Trung Quốc đang cố gắng để nâng cao năng lực. Trong kế hoạch phát triển 5 năm, Bắc Kinh khẳng định sẽ biến "sự tự lực và tự cải thiện về khoa học và công nghệ" trở thành trụ cột chiến lược cho sự phát triển quốc gia. Kế hoạch xác định các lĩnh vực mà Bắc Kinh phải tập trung là trí tuệ nhân tạo (AI) và du hành vũ trụ. Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong không gia và tham vọng của Bắc Kinh tiếp tục sứ mệnh gửi phi hành đoàn đầu tiên lên sao Hỏa vào năm 2033.

Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc từ Baidu đến Tencent đều đang đầu tư rất mạnh.

Ngành công nghiệp xe điện

Một khía cạnh khác mà Trung Quốc tập trung là ngành xe điện. Ngành công nghiệp này là một phần quan trọng trong nỗ lực giảm lượng khí thải và tuân thủ cam kết trung hòa carbon vào năm 2060. Trong vài năm tới, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường chương trình phát triển xe năng lượng mới thông qua trợ cấp và các chính sách khác. Điều đó đã khuyến khích hàng chục nghìn công ty tham gia vào ngành công nghiệp này mặc dù nhiều công ty thậm chí chưa bao giờ sản xuất ô tô.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, khoảng 1,1 triệu xe điện của Trung Quốc đã bán ra vào nửa đầu năm nay – gần bằng với số lượng trong cả năm 2020. Trung Quốc đang là thị trường xe điện lớn nhất thế giới và tính đến hết 2025, khoảng 20% xe mới bán ra tại quốc gia này sẽ là xe năng lượng mới. Trong 2020, các hãng công nghệ như Huawei, Baidu và Xiaomi đều xuất hiện trong các bản tin về xe điện khi tham gia cuộc đua cùng các đối tác và nhà đầu tư trong ngành.

Quá trình phát triển này đã thu hút rất nhiều "người chơi mới". Ngay cả Xiaomi – hãng điện thoại thông minh nổi tiếng của Trung Quốc cũng dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt xe điện vào nửa đầu năm 2024. Trong khi đó, gã khổng lồ hỗ trợ công cụ tìm kiếm Trung Quốc - Baidu cũng phối hợp với nhà sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc đã mở doanh nghiệp ô tô điện riêng.

Theo chính sách "Made in China", chính phủ Trung Quốc đã và đang chủ trương biến phương tiện điện thành một trong 10 cột trụ trong kế hoạch đến năm 2025 nhằm biến quốc gia thành cường quốc đi đầu trong các ngành công nghiệp công nghệ cao./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ