(Tổ Quốc) - Thay vì đối đầu, quốc gia châu Á đã sẵn sàng cho một mối quan hệ thân tình với Nga, cùng hướng tới một thế giới đa cực.
Chuyên gia Thomas Puls của Học viện nghiên cứu kinh tế Cologne (Đức) cho rằng dự án “Một vành đai, Một con đường” (OBOR)– hay còn được biết đến với cái tên Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, đi qua Kazakhstan, Nga và Belarus thực chất chỉ là “một hiệu ứng bên lề” trong kế hoạch toàn diện của Trung Quốc nhằm phát triển thị trường mới và mở rộng sức ảnh hưởng của mình tại Trung Á. “Trung Quốc đang đẩy mạnh việc thực hiện ý tưởng Con đường tơ lụa mới. Tại châu Âu, chúng ta thường gắn một Con đường tơ lụa mới với một tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc [và châu Âu]; tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh của một kế hoạch lớn hơn nhiều. Thực tế, dự án OBOR, được khởi xướng từ năm 2013, là nỗ lực để tạo lực một không gian thương mại phức hợp tại Lục địa Á-Âu nhằm đem lại cơ hội phát triển mới cho Trung Quốc,” Puls phân tích.
Trung Quốc liệu có suy tính gì phía sau mối quan hệ thân tình Nga và Trung? |
Theo ông, trong khi hơn 90% thương mại của Trung Quốc được thực hiện bằng đường biển, “giao thông biển mặc dù mất nhiều thời gian, nhưng chi phí lại thấp. Vì vậy, Bắc Kinh đang “đầu tư mạnh mẽ vào các cảng biển ở châu Á, châu Phi và châu Âu thuộc dự án OBOR,” Puls nói. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh DW, Puls phân tích, hành lang đường sắt đi qua Kazakhstan, Nga và Belarus không có nhiều ý nghĩa trong việc vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến châu Âu, tuy nhiên, nó lại hình thành nên một không gian kinh tế hội nhập Á-Âu, với trung tâm chính trị và kinh tế được đặt tại Trung Quốc.”
Chuyên gia người Đức tin rằng, Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng lên các quốc gia Trung Á, như Tajikistan, Kazakhstan, Uzbekistan – và sẽ lợi dụng sức mạnh kinh tế để “vượt mặt” Nga tại lục địa Á-Âu. Đây là khái niệm trọng tâm trong sáng kiến OBOR: Trung Quốc sẽ thiết lập sự lãnh đạo tại lục địa Á-Âu với sự bành trướng của Con đường tơ lúa mới – không chỉ dừng lại ở Nga, mà sẽ xuyên suốt Trung Á, vươn tới Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, khi đưa ra những kết luận trên, Thomas Puls đã không tính đến khả năng, Trung Quốc và Nga sẽ không thể trở thành đối thủ tại Lục địa Á-Âu. Ngược lại, hai quốc gia đang liên tục phát ra những tín hiệu thiện chí về việc xây dựng một không gian thương mại chung và cùng cam kết hướng tới một trật tự thế giới đa cực.
Quan trọng hơn, Nga và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận để kết nối sáng kiến Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) do Nga, Belarus và Kazakhstan lập ra vào tháng 5, 2014. “Thay vì trở thành đối thủ trong khu vực, các quốc gia EAEU và Trung Quốc đã tuyên bố mục tiêu xây dựng một không gian kinh tế chung. Chúng tôi đặt sự thịnh vượng và hợp tác lâu dài làm lợi ích hàng đầu,” Bộ trưởng Bộ kinh tế phát triển của Nga tuyên bố hồi tháng Sáu, 2016.
“Hiện tại, Nga và Trung Quốc giống như các quốc gia khác, đang thử những mô hình phát triển kinh tế mới thích hợp với tình tình thực tiễn… Sẽ tốt hơn nếu Kyrgyzstan và các quốc gia Trung Á khác theo sát những nỗ lực này,” Muratbek Imanaliev, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kyrgyzstan khẳng định.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik, Mathew Maavak, một chuyên gia về Dự đoán An ninh tại trường UTM (Malaysia) đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng ngày càng rõ ràng của Con đường tơ lụa qua lãnh thổ Nga; đặc biệt là khi Washington đang có thái độ không rõ ràng đối với các tranh chấp Biển Đông và mối đe dọa khủng bố đang gia tăng tại Trung Đông và Afghanistan.
Ngoài ra, liên quan đến những lộ trình kết nối Á-Âu trên biển, một lần nữa, Bắc Kinh đang phát đi những tín hiệu, sẵn sàng cho một mối quan hệ thân thiết với Moscow. Hai quốc gia đang xem xét lại Lộ trình biển Bắc (NSR) dọc theo bờ biển Bắc cực của Nga, từ biển Kara, theo Siberia đến eo Bering. “Khoảng cách giữa châu Á và châu Âu nếu đi theo tuyến NSR sẽ ngắn hơn 37% so với tuyến phía Nam qua keeng Suez,” Kathrin Hille của tờ Financial Times nhận xét. “Những dự tính Con đường tơ lụa dọc theo khắp Lục địa Á- Âu, kết nối hành lang Đông-Tây và Nam-Bắc đi qua nhiều quốc gia thành một khu vực kinh tế chung; mở rộng sự phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Đông Nam Á và Trung Á. Giờ đây, sự kết nối không chỉ dừng lại ở địa lý, mà đã trở thành số mệnh,” nhà báo Pepe Escobar nói.
(Theo SPN)