(Tổ Quốc) - Việc Bắc Kinh tìm kiếm vai trò lãnh đạo toàn cầu đang nhận được nhiều sự giúp sức nhờ vào việc Mỹ vắng mặt, một chuyên gia đối ngoại cho hay.
Khi Italy rất cần thiết bị y tế, một siêu cường kinh tế đã bước vào giúp đỡ. Và đó là Trung Quốc.
Tuần trước, Bắc Kinh đã cam kết hỗ trợ Rome một nghìn máy thở và 2 triệu khẩu trang, một phần trong nỗ lực hỗ trợ toàn cầu, bao gồm việc tài trợ 20 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới để chống lại đại dịch virus corona.
Chính quyền Trump, ngược lại, đã đề xuất cắt giảm đóng góp của Hoa Kỳ cho WHO vào tháng trước và chưa đề cập nhiều về hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch. Thay vì cung cấp viện trợ cho nước ngoài, ông Trump lại kêu gọi sự hỗ trợ. Theo một bài viết của chính phủ Hàn Quốc, ông Trump hôm thứ Ba đã hỏi rằng Tổng thống Hàn Quốc có thể cung cấp thiết bị y tế cho Hoa Kỳ không.
Điều này có thể là một sự tương phản với vai trò mà Mỹ thường thể hiện trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Trong khi đó, các nhà quan sát quốc tế cũng đang theo dõi việc các thống đốc Mỹ bất đồng với tổng thống về các hành động và chiến lược chống lại Covid-19.
Cơ hội cho Trung, Nga
Trung Quốc đang thấy được cơ hội để thể hiện mình là một quyền lực mạnh mẽ và có năng lực trên trường thế giới, các cựu quan chức và chuyên gia nói với NBC News.
Jude Blanchette, chuyên gia của Viện nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho biết, việc Bắc Kinh tìm kiếm vai trò lãnh đạo toàn cầu đang nhận được nhiều sự giúp sức nhờ vào sự vắng mặt của Mỹ.
Hiện tại, Trung Quốc đang rất nỗ lực để định vị mình là một quốc gia thoát khỏi loại virus này, thực hiện các biện pháp phi thường để ngăn chặn nó và cứu được rất nhiều người nước ngoài và … rằng họ đang sẵn sàng chia sẻ khả năng cũng như kiến thức của mình và tài chính để giúp đỡ những người khác trên khắp thế giới đối phó với dịch bệnh, ông Kenneth Lieberthal, chuyên gia cao cấp tại Viện Brookings, cho biết.
Còn "thông điệp của ông Trump là Mỹ quan tâm đến lợi ích của riêng họ, không phải lợi ích của những người khác", ông Trump Brennan, cựu giám đốc CIA News, một cây viết của NBC News cho biết. "Đó là tại sao Trung Quốc và Nga đang hành động. Họ thấy sự rút khỏi vai trò lãnh đạo truyền thống của Hoa Kỳ trong nhiều khía cạnh là tạo ra cơ hội để chứng minh rằng họ là sự thay thế sẵn có".
Sáu năm trước, Mỹ dẫn đầu nỗ lực quốc tế chống lại sự bùng phát virus Ebola ở Tây Phi, triển khai hàng ngàn binh sĩ và đội y tế, thành lập các trung tâm điều trị và các đơn vị xét nghiệm di động. Nhưng lần này, với chiến lược "Nước Mỹ là trên hết" của ông Trump, và quy mô của cuộc khủng hoảng ngay tại Mỹ, đã tạo ra một khoảng trống quốc tế mà Bắc Kinh đang mong muốn lấp đầy, các chuyên gia cho biết.
Trong khi đó, chính quyền Trump và các đồng minh cho rằng Trung Quốc đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những thất bại của chính họ trong việc xử lý ổ dịch, trong đó có việc để dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng.
Dan Blumenthal, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể thay thế Hoa Kỳ trở thành một nhà lãnh đạo quốc tế đáng tin cậy, và nói rằng ông tin một khi khủng hoảng qua đi, Washington sẽ tiếp tục vai trò truyền thống của họ.
Gửi đi khẩu trang và chỉ trích Mỹ bằng các chiến dịch thông tin sai lệch sẽ không giúp nắm được quyền lãnh đạo toàn cầu, Blumenthal, người phục vụ trong Lầu năm góc dưới thời chính quyền George W. Bush, cho biết.
Trung Quốc cũng bị đặt vào diện nghi vấn về những sai lầm trong phản ứng ban đầu và các cáo buộc họ che đậy mức độ bùng phát ở thời điểm ban đầu, ông nói.
Ảnh hưởng tới "quyền lực mềm" của Mỹ?
Nhưng thế giới sẽ không sớm quên hình ảnh một tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu hỗ trợ các vật tư cơ bản từ nhà lãnh đạo Hàn Quốc, từng là một nước chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh,các cựu quan chức Hoa Kỳ và các chuyên gia đối ngoại cho biết.
Còn quá sớm để dự đoán đại dịch Covid-19 sẽ định hình trật tự toàn cầu như thế nào, nhưng rõ ràng Hoa Kỳ, ở mức tối thiểu, sẽ bị ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của họ, Michael Green thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho biết.
Chúng tôi bị ảnh hưởng, về quyền lực mềm và hình ảnh, lớn trong hai tháng tới, một phần vì chúng tôi là một xã hội mở, ông Green, người phụ trách các vấn đề châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng thời George W. Bush, cho hay.
Về lâu dài, cuộc cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc có thể phụ thuộc vào việc quốc gia nào phát triển vắc-xin thành công hoặc mức độ nhanh chóng phục hồi trở lại sau khi chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới, ông Green nói.
Trung Quốc có thể dễ bị tổn thương hơn trước đợt suy thoái này vì sức mạnh kinh tế của nước này gắn chặt với thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, theo ông Green. Trung Quốc không thể phát triển nếu không có nền kinh tế toàn cầu, ông nói thêm.
Một hậu quả khác của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng này là hai cường quốc toàn cầu không bắt tay hợp tác để giải quyết khủng hoảng. Thay vào đó, họ chỉ trích lẫn nhau. Phía Mỹ thì gắn virus corona với nơi khởi phát là Vũ Hán, Trung Quốc còn một số tiếng nói Trung Quốc thì nói rằng Hoa Kỳ có thể đứng sau vụ dịch lần này.
Tôi cứ nghĩ rằng chúng tôi đã đạt đến giới hạn cho mối quan hệ Mỹ - Trung và chúng tôi lại tiếp tục phát hiện thấy có một vùng thấp mới ở ngay góc đường, ông Blanchette nói. Một mức độ tin cậy thấp hiện tại đã làm trầm trọng thêm sự mất kết nối về sức khỏe cộng đồng giữa hai quốc gia – ở trung tâm đại dịch toàn cầu này.
Trong tình hình hai bên gần đây đã có những hành động xoa dịu nhau thì nhiều chuyên gia cũng cho biết, các chuyên gia Hoa Kỳ và Trung Quốc nên tìm cách hợp tác với nhau để đối phó với một cuộc khủng hoảng xuyên quốc gia, xuyên châu lục.