• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trước nguy cơ mất quyền “sở hữu” hợp đồng vận tải điện tử, Grab “cầu cứu” Thủ tướng

Kinh tế 26/10/2018 05:32

(Tổ Quốc) - Lo ngại trước nguy cơ sẽ không còn tiếp tục được áp dụng theo hình thức kinh doanh hợp đồng vận tải điện tử, Grab đã có công văn gửi tới Thủ tướng Chính phủ để bày tỏ ý kiến và khẳng định đã mở ra một giai đoạn chưa từng có với ngành Vận tải Việt Nam.

Trước nguy cơ  mất quyền “sở hữu” hợp đồng vận tải điện tử, Grab “cầu cứu” Thủ tướng - Ảnh 1.

9 tháng đầu năm 2018, Grab đã đóng góp 270 tỷ đồng, ước tính cả năm 2018 sẽ là hơn 500 tỷ đồng tiền thuế

Trong công văn gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Grab cho biết, qua thông tin trên báo chí, truyền thông được biết Chính phủ đang xem xét thông qua Dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô thay thế Nghị định 86/2014/NĐ – CP. Đại diện Grab đã bày tỏ sự bất ngờ và quan ngại đối với những nội dung, quy định trong Dự thảo mới nhất mà Bộ Giao thông vận tải vừa trình lên Chính phủ, trong đó có quy định về việc hợp đồng vận tải điện tử. Theo như những quy định trong Dự thảo mới này, hợp đồng vận tải điện tử chỉ áp dụng đối với xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (bao gồm cả lái xe) trở lên. Đồng quy định rõ: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó, có công đoạn trực tiếp là điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa; quyết định giá cước vận tải… Điều này có nghĩa là các loại xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ trở xuống sẽ không được áp dụng hợp đồng vận tải điện tử và tất cả các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử sẽ buộc phải trở thành các đơn vị kinh doanh vận tải.

Theo như những quy định trong Dự thảo mới này, hợp đồng vận tải điện tử chỉ áp dụng đối với xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (bao gồm cả lái xe) trở lên

Grab

Phía Grab cho rằng, điều này đã đi ngược lại với chủ trương chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, đồng thời còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích mà Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng điện tử mang lại cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Trước vấn đề này, Grab mong muốn rằng Thủ tướng và Chính phủ hãy công tâm xem xét, đánh giá, đặt lợi ích của người dân và nền kinh tế Việt Nam lên hàng đầu, để đưa ra những quyết sách đúng đắn và phù hợp với thời đại.

Cùng với mong muốn này, Grab cũng đã khẳng định những "đóng góp" của mình đối với ngành vận tải Việt Nam, đặc biệt là trong việc tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đưa ngành vận tải Việt Nam bắt kịp với làn sóng công nghiệp 4.0.

Grab khẳng định mình đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, xã hội trong việc đảm bảo quyền lợi khi tham gia giao thông vận tải… cũng như nền kinh tế Việt Nam. Grab cho hay, trong thời gian qua, đơn vị này luôn nỗ lực trong việc hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đặc biệt là nghĩa vụ thuế. Theo đó, số thuế đóng góp của Grab luôn tăng trưởng gấp 3 lần mỗi năm. 9 tháng đầu năm 2018, Grab đã đóng góp 270 tỷ đồng, ước tính cả năm 2018 sẽ là hơn 500 tỷ đồng./.

Vi Phong

NỔI BẬT TRANG CHỦ