• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Truyền thông Trung Quốc "dìm hàng" tiêm kích Su-57 Nga: Cú ra chiêu hoàn toàn mới

Thế giới 19/07/2020 13:20

(Tổ Quốc) - Trang Sohu (Trung Quốc) cho rằng tiêm kích Su-57 của Nga sẽ bị phát hiện bởi radar của Mỹ, trước khi viên phi công hiểu rằng "khả năng bay lượn siêu cơ động chẳng thể giúp ích gì".

Trên các kênh truyền thông Trung Quốc, người ta đang tìm cách làm rõ việc Nga chế tạo chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 theo khái niệm nào. Một bài viết trên trang điện tử Sohu đã phân tích về khái niệm này khác hẳn so với những gì được áp dụng tại Mỹ, trên chiếc tiêm kích F-22.

"Sự khác nhau giữa các tiêm kích của Nga và của Mỹ nằm ở hai lý thuyết hoàn toàn khác về không chiến và sự am hiểu về trận chiến kiểu này trong tương lai. So với những máy bay tiêm kích của Mỹ, các máy bay của Nga thường có chỉ số lực đẩy cao hơn và khả năng cơ động tuyệt vời", Sohu viết.

"Người Nga vẫn coi các trận không chiến ở cự ly ngắn và trung bình là điều cấp thiết. Bởi vậy, học thuyết chế tạo tiêm kích thế hệ mới của Nga vẫn chủ yếu dựa trên khả năng bay lượn siêu cơ động", tác giả bài viết chia sẻ.

Theo ý kiến của tác giả, trong bối cảnh khi các máy bay có những khả năng giống nhau về hệ thống tác chiến điện tử và về vũ khí, khả năng bay lượn siêu cơ động đúng là có thể đóng vai trò quan trọng, nhưng vai trò đó, theo quan điểm của tác giả, không quá lớn.

"Ngoài những giới hạn tầm trực tiếp, hãy sử dụng khả năng bay lượn siêu cơ động để tránh những cuộc tấn công từ phía kẻ địch, còn sau đó - sử dụng những miếng đánh phản công. Nga luôn cho rằng mình đang sở hữu ưu thế trong lĩnh vực khí động lực của các máy bay tiêm kích, và họ tiếp tục đi theo lộ trình đó", bài viết trên Sohu ghi rõ.

Chính theo lý thuyết này và theo khái niệm này, theo tác giả bài viết, đã ra đời máy bay tiêm kích Su-57 thế hệ thứ 5 của Nga.

Đồng thời, bài viết giải thích rằng chiếc tiêm kích Su-57 của Nga sẽ bị phát hiện bởi những radar của Mỹ trước khi viên phi công hiểu rằng "khả năng bay lượn siêu cơ động đã không thể giúp được anh ta".

"Lý thuyết về khả năng siêu cơ động của Nga không phù hợp với không chiến trong tương lai", bài viết kết luận một cách phủ quyết.

Theo lời tác giả, chiếc F-22 của Mỹ "hoàn toàn khác", bởi vì lý thuyết phát triển máy bay chiến đấu của Mỹ dựa trên những công nghệ "tàng hình" và khả năng phát hiện sớm nhờ đó nó có thể công kích mục tiêu và thoát ly trước khi tiêm kích Su-57 Nga kịp phản đòn.

Bảo Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ