(Tổ Quốc) - Các thương hiệu thời trang xa xỉ của Italy đang đối mặt với nhiều rủi ro vì dịch bệnh Covid-19.
Theo hãng Reuters, cùng với túi xách xa xỉ và quần áo hàng hiệu chất đầy trong các cửa hàng, Italy đang nhiều lo ngại về tương lai kinh doanh của họ khi các đơn đặt hàng đối với các mặt hàng xa xỉ giảm hẳn và trong một vài trường hợp, các chương trình ưu đãi giảm giá hay kéo dài thời gian thanh toán đang được áp dụng trong thời gian gần đây.
Italy đóng góp khoảng 40% ngành sản xuất xa xỉ toàn cầu và hiện tại đang đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu bán ra vì dịch bệnh Covid-19. Một số đại diện thương hiệu nói rằng họ không hề có đơn hàng mới trong mùa hè này.
Tập đoàn thời trang của Đức – Hugo Boss và công ty Italy – Max Mara đã đưa ra chương trình giảm giá đối với các đơn đặt hàng hiện tại lần lượt ở tỷ lệ 8% hoặc 7%, hãng Reuters cho biết.
Trong khi đó, một số thương hiệu xa xỉ đang nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp doanh số bị mất trong nhiều tuần áp dụng lệnh phong tỏa.
"Mọi người đều bị ảnh hưởng và cần phải hành động để vượt qua khủng hoảng để tồn tại trong thời gian tới", ông Markus Knisel – người đứng đầu của Hugo Boss cho biết trên hãng Reuters.
Hugo Boss và Knisel hiện chưa đưa ra câu trả lời về bình luận này. Người phát ngôn của Max Maron từ chối đưa ra câu trả lời.
Hãng Reuters cho biết, doanh số thu về giảm khoảng 20%-50% trong tháng Năm và tháng Sáu so với năm ngoái.
Hugo Boss cũng kéo dài thời gian thanh toán trong 20 ngày sau khi giao hàng thay vì giới hạn chỉ trong 10 ngày trước đó, một trong số các nhà cung cấp Italy giấu tên cho biết.
Các đàm phán giá và cắt giảm sản xuất hiện tại đang đe dọa sự tồn tại của hàng nghìn xưởng thủ công chuyên về giày da và túi xách.
"Nếu mọi thứ không trở lại quỹ đạo bình thường trong vài tháng tới thì mức độ lo lắng sẽ gia tăng bắt đầu từ tháng Chín trở đi trong bối cảnh nhiều nhà cung cấp đồ xa xỉ, đặc biệt là các cơ sở nhỏ sẽ rơi vào tình trạng phá sản", ông David Rulli – người đứng đầu trong ngành thời trang của Confindustria ở Florence cho biết.
Các thương hiệu xa xỉ đã đóng cửa hàng và sự im lìm của các cơ sở sản xuất vẫn diễn ra kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc và hiện tại đã lan rộng ra khắp thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thì nhu cầu về quần áo hay phụ kiện cao cấp giảm 35% trong năm nay và doanh thu giảm nhiều hơn hẳn, công ty tư vấn Bain cho biết.
Các thương hiệu đứng đầu từ Chanel đến Louis Vuitton và Gucci đã tăng giá một số sản phẩm nhằm nỗ lực hồi phục doanh thu nhưng vẫn có thể thu hút sức mua của giới giàu có. Tuy nhiên, một số hãng khác như Gucci và Michael Kors đang phải trì hoãn thời gian ra bộ sưu tập mới.
"Chúng tôi phải có đủ các đơn đặt hàng để tiếp tục cho đến tháng 7 nhưng tôi rất lo lắng về thời gian tới trước diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp", ông Filippo Baldazzi, Giám đốc điều hàng của nhà sản xuất lụa Serica 1870 nói trên Reuters.
Vào thời điểm này của năm, tôi thường giới thiệu các loại vải cho bộ sưu tập mùa thu và mùa đông cho năm tới, nhưng hiện tại, không ai chú ý đến điều này", ông nói.
"Hai khách hàng ở Mỹ đã hủy đơn đặt hàng trước đó bởi vì họ không thể thanh toán trong khi những người khác yêu cầu trì hoãn thời gian thanh toán", ông Baldazzi nói thêm.
Hỗ trợ nguồn cung
Trong khi chính phủ Italy đã dành hơn 20 tỷ euro ( tương đường với 22.5 tỷ) nhằm hỗ trợ đối với trường hợp rủi ro vì dịch bệnh thì nhiều doanh nghiệp nhỏ nói rằng họ vẫn chưa hề nhận được.
Một số các nhãn hiệu mặt hàng xa xỉ cho rằng họ đang thúc đẩy mục tiêu giảm sản lượng.
Channel cũng giảm các đơn đặt hàng trong khi cố gắng duy trì hoạt động tối thiểu với các nhà cung cấp tại Pháp và Italy để đảm bảo không rơi vào tình trạng phá sản", Giám đốc tài chính của Channel – ông Philippe Blondiaux nói trong một phỏng vấn của Reuters.
Italy và Pháp là hai quốc gia gắn bó với nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ châu Âu.
Dior – nột trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất của LVMH cũng chỉ ra sự cần thiết để ủng hộ các nhà cung cấp khi họ nói trong tuần này rằng công ty đang chuẩn bị cho chương trình trình diễn thời trang năm 2020.
Một số giám đốc điều hành trong ngành nói rằng, khủng hoảng y tế có thể đẩy nhanh xu hướng đối với các thương hiệu lớn nhằm phối hợp với các xưởng thủ công và chuỗi cung ứng đảm bảo các năng lực sản xuất.
"Sự xa xỉ thực sự gắn liền với chi tiết nhỏ. Tôi cho rằng, các tập đoàn cho dù là các tập đoàn nước ngoài cũng cần phải cố gắng vượt qua thời gian khủng hoảng này để tránh rơi vào tình trạng phá sản", ông Bald Baldazzi nói.