• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

UAV tối tân Trung Quốc tung hoành chảo lửa Trung Đông

Thế giới 05/10/2018 08:15

(Tổ Quốc) -Trung Quốc vẫn đứng sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức trong tổng doanh số bán vũ khí nhưng họ đang dần bắt kịp.

Trên bầu trời thành phố Hodeida, Yemen do phe nổi dậy Houthi kiểm soát, một chiếc UAV của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bay phía trên một chiếc SUV chở một quan chức Shiite Houthi rẽ vào một con phố nhỏ và dừng lại, chờ một chiếc xe khác trong đoàn bắt kịp.

Vài giây sau, chiếc SUV nổ tung trong ngọn lửa, giết chết Saleh al-Samad, một nhân vật chính trị hàng đầu của Houthi.

Chiếc UAV thực hiện  nhiệm vụ tháng 4 không phải là một trong nhiều máy bay của Mỹ trên khắp bầu trời của Yemen, Iraq và Afghanistan kể từ ngày 11/9/2001. UAV này đến từ Trung Quốc.

Trên khắp Trung Đông, các quốc gia không thể mua UAV do Mỹ sản xuất vì việc đã đẩy thương vong dân sự lên cao quá mức, đang bị thu hút bởi Trung Quốc - nhà phân phối chính của thế giới về máy bay không người lái (UAV) có vũ trang.

Sức mạnh vũ khí Trung Quốc đang lên

"Sản phẩm Trung Quốc hiện nay không thiếu công nghệ mà chỉ thiếu thị phần," Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết. "Và việc Mỹ hạn chế xuất khẩu vũ khí của mình chính xác là điều mang lại cho Trung Quốc một cơ hội lớn."

Doanh số bán hàng đang giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại một khu vực quan trọng đối với lợi ích an ninh của Mỹ.

Vào đầu năm nay, một vệ tinh đi qua phía nam Saudi Arabia đã ghi lại được cảnh các máy bay không người lái tuần tra do Mỹ sản xuất đậu tại một sân bay, cùng với những UAV có vũ trang do Trung Quốc sản xuất.

UAV Trung Quốc đã đến Iraq từ năm 2015. (Nguồn; AP)

Theo Trung tâm Nghiên cứu về máy bay không người lái tại Đại học Bard của New York, đó là ví dụ đầu tiên được ghi chép về hai hệ thống bay không người lái đang được sử dụng trong cuộc chiến ở Yemen. Đất nước này (Yemen) đã nổi lên như một "một chiến trường thử nghiệm của những chiếc máy bay không người lái có khả năng tấn công", Dan Gettinger, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về máy bay không người lái cho biết. "Đang có một sự thay đổi nhanh chóng từ việc phân phối đến triển khai".

Máy bay không người lái của Mỹ lần đầu tiên được sử dụng ở Yemen để tiêu diệt các tay súng nghi là al-Qaida vào năm 2002.

Một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là loạt máy bay Cai-Hong (CH), hay Rainbow, được phát triển bởi Học việc hàng không và công ty khoa học và công nghệ hàng không Trung Quốc (CASC).

Theo AFP, các phiên bản Cai Hong-4 (CH-4) và CH-5 của CASC có sức mạnh ngang bằng với các máy bay không người lái Predator và Reaper của tập đoàn Mỹ General Atomics nhưng có giá rẻ hơn nhiều. Các nhà phân tích độc lập nói rằng các mẫu UAV của Trung Quốc tụt hậu so với các đối tác Mỹ, tuy nhiên, công nghệ này đã đủ tốt với mức giá họ đưa ra, có thể bằng một nửa hoặc thấp hơn của Mỹ.

Một quan chức hàng đầu của CASC, người đã nói điều kiện giấu tên vì ông không được phép nói chuyện với các nhà báo, cho biết các mẫu UAV tiên tiến của Mỹ như Stingray của Boeing Co., được giới thiệu năm nay cho Hải quân Hoa Kỳ, vẫn có lợi thế về công nghệ.

Và trong khi giá cả là một lợi thế, thì thái độ thoải mái hơn với cách UAV cũng là một điều ghi điểm của của Trung Quốc, ông Ulrike Franke, một chuyên gia về chính sách và UAV tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu.

Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã bán hơn 30 CH-4 cho nhiều quốc gia bao gồm Saudi Arabia và Iraq trong các hợp đồng trị giá trên 700 triệu USD, theo CASC. Mười quốc gia hiện cũng đang đàm phán để mua CH-4, CASC cho biết.

Năm ngoái, Trung Quốc bán cho UAE chiếc Wing Loong II, một chiếc máy bay không người lái có vũ trang được cho là có sức mạnh tương đương với chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ.

"Trong những năm gần đây, tất cả các loại máy bay không người lái đã chứng minh giá trị và tầm quan trọng của chúng với  mức độ sử dụng cao trong tác chiến, và lực lượng quân sự đã nhận thấy điều này", một quan chức hàng đầu của CASC cho biết. "Nhiều quốc gia hiện đang đẩy nhanh quá trình phát triển các hệ thống vũ khí này, bao gồm cả Trung Quốc".

Tăng cường hiện diện bằng con đường vũ khí

Trong 5 năm Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đất nước, Trung Quốc đã đẩy mạnh chi tiêu cho các máy bay chiến đấu và tàu sân bay cho quân đội của mình, đồng thời tăng cường bán các thiết bị tiên tiến như tàu ngầm tấn công để đóng các đồng minh thân thiết như Pakistan.

Trung Quốc vẫn đứng sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức trong tổng doanh số bán vũ khí nhưng họ đang dần bắt kịp. Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 38% trong giai đoạn 2008-2012 và 2013-2017, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm- SIPRI - nơi theo dõi thương mại vũ khí toàn cầu.

Việc có nhiều lo ngại về số người chết tại Yemen đã thúc đẩy Mỹ áp đặt các hạn chế đối với việc bán UAV, điều buộc các đối tác nước ngoài phải tìm nơi khác để mua máy bay không người lái, bao gồm cả những chiếc UAV có hệ thống dẫn đường bằng laser.

Tổ chức New America ở Washington ước tính có hơn 240 cuộc không kích ở Yemen đã giết chết hơn 1.300 người, trong đó có ít nhất 111 dân thường.

Nhưng khi doanh số bán hàng UAV của Trung Quốc đang bùng nổ,  các nhà sản xuất vũ khí Mỹ ngày càng tăng sức ép loại bỏ các hạn chế trên họ có thể bắt kịp Trung Quốc.

Theo AFP, sau khi một số nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Tổng thống Donald Trump nới lỏng các biện pháp kiểm soát và để cho General Atomics bán UAV Ranger có vũ trang cho Jordan và UAE, chính quyền Mỹ ngày 19/4 cho phép các nhà sản xuất Mỹ trực tiếp tiếp thị và bán UAV, bao gồm cả bản có vũ trang.

General Atomics chưa trả lời yêu cầu nhận xét về thông tin này.

Trung Quốc thường không công bố doanh số bán vũ khí như Hoa Kỳ và những bên khác, nhưng việc xem xét hoạt động của UAV nước này cho thấy một số khách hàng của họ là ai.

Tại Iraq vào tháng 10/2015, Bộ trưởng Quốc phòng nước này lúc đó đã kiểm tra một chiếc CH-4 tại căn cứ không quân ở thành phố Kut. Các UAV có vũ trang của Trung Quốc cũng đã hoạt động tại sân bay Zarqa của Jordan, tại căn cứ không quân ở Pakistan và tại các căn cứ ở Ai Cập ở Bán đảo Sinai và gần biên giới với Libya, theo các ảnh vệ tinh được Trung tâm Nghiên cứu UAV phân tích.

Các bức ảnh vệ tinh chụp được tại một căn cứ bí ẩn ở vùng sâu phía nam UAE cũng hiển thị UAV Wing Loong II, Tuần báo Quốc phòng IHS Jane đưa tin vào tháng 1.

Hai chiếc CH-4 được phát hiện bởi vệ tinh đang đậu cùng với Predator của UAE tại Sân bay Jizan ở miền nam Saudi Arabia, gần biên giới với Yemen, theo Trung tâm Nghiên cứu UAV.

Ngoài Trung Đông, Nigeria cũng đã sử dụng máy bay không người lái của Trung Quốc chống lại nhóm cực đoan Hồi giáo Boko Haram.

https://www.yahoo.com/news/chinese-armed-drones-now-flying-030344447.html

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ