• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ukraine không ngăn được bước Nga quay lại châu Âu

Thế giới 25/06/2019 10:48

(Tổ Quốc) - Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu vào thứ ba đã đồng ý cho phép các đại diện Nga quay trở lại cơ chế này- năm năm sau khi bị tước quyền bầu cử về vụ việc sáp nhập Crimea.

Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Ukraine, 118 nghị sĩ từ các quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu đã nhất trí rằng Nga có thể cử một phái đoàn đại diện tại cơ chế này. Động thái trên cũng giúp mở đường cho Nga tham gia cuộc bầu cử tổng thư ký mới cho cơ quan này vào ngày thứ Tư.

Sau cuộc tranh luận đêm muộn hôm thứ Hai, dù tỉ lệ ủng hộ là vượt trội, với 118 phiếu, có 62 phiếu phản đối và 10 phiếu trắng

Các đại diện của Moscow đã bị tước quyền bầu cử sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Ukraine không ngăn được bước Nga quay lại châu Âu - Ảnh 1.

Nga đã bị tước quyền bầu cử tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu từ 2014 về vụ sáp nhập Crimea. (Nguồn: MSN/AFP)

Nga đã phản ứng bằng cách tẩy chay cơ quan này, và kể từ năm 2017 đã từ chối trả 33 triệu euro (37 triệu USD) phí thường niên đóng góp vào ngân sách của cơ chế giám sát nhân quyền này.

Nga đã đe dọa sẽ rời khỏi tổ chức hoàn toàn nếu không được phép tham gia cuộc bầu cử hôm thứ Tư, một động thái sẽ ngăn công dân Nga không thể kháng cáo lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu.

Amelie de Montchalin, quan chức Pháp về các vấn đề châu Âu, nói rằng "sẽ rất nguy hiểm ... nếu tước đi quyền của hàng triệu công dân tiếp cận với các cơ quan bảo vệ quyền lợi của họ".

Ukraine, được các nước Baltic và Vương quốc Anh ủng hộ, đã phản đối việc Nga quay lại tổ chức.

Trước đây, họ đã cảnh báo rằng việc mở lại cánh cửa tới Moscow sẽ là vết rạn nứt đầu tiên trong các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Moscow sau khi sáp nhập Crimea.

Ủy hội Châu Âu, tách biệt với Liên minh Châu Âu, không có quyền hạn ràng buộc nhưng có sự hiện diện khoảng 300 nhà lập pháp từ 47 quốc gia để đưa ra các khuyến nghị về quyền và dân chủ.

Trung tâm của cơ chế này là Tòa án Nhân quyền Châu Âu.

Trong ngày 25/6 sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu ra một tổng thư ký mới thay thế Thorbjorn Jagland của Na Uy.

Hai ứng cử viên đang tranh cử cho vị trí này là Phó Thủ tướng Bỉ Didier Reynders và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Marija Pejčinović Burić.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ