• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vệ tinh định vị tối tân nào của Triều Tiên nhắm trúng Mỹ?

Thế giới 24/05/2017 10:54

(Tổ Quốc) -Triều Tiên có thể sẽ sử dụng tên lửa gắn vệ tinh do thám của Trung Quốc nhắm vào lục địa Mỹ.

Triều Tiên đã có vệ tinh dẫn đường?

Theo các nhà quan sát thì Bình Nhưỡng chưa hề có hệ thống vệ tinh dẫn đường. Liệu Triều Tiên có sử dụng vệ tinh của đồng minh Trung Quốc để đạt được mục đích của mình?

Liệu Triều Tiên có sử dụng vệ tinh của đồng minh Trung Quốc để đạt được mục đích của mình? Ảnh: Nationalinterest

 

Trong khi, thế giới dường như rất khó đoán các chương trình quân sự tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên thì các báo cáo vào năm 2014 cho biết, các kỹ sư Triều Tiên đang ở Trung Quốc và sẽ tham gia khóa đào tạo công nghệ về hệ thống vệ tinh dẫn đường được gọi là Beidou hoặc Compass.

Vào cuối năm 2014, một báo cáo khác trích dẫn chuyên gia quân sự Trung Quốc nhấn mạnh, Bắc Kinh không thể ngăn cản việc sử dụng hệ thống dẫn đường Beidou trong các hoạt động quân sự của Triều Tiên. Bên cạnh Beidou, Triều Tiên cũng đưa ra các lựa chọn hệ thống vệ tinh dẫn đường khác như hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ và hệ thống của Nga (có tên gọi là Glonass).

“Nếu chưa sử dụng ứng dụng Glonass vào các hệ thống tên lửa của Triều Tiên thì Beidou được xem là giải pháp phù hợp cho Triều Tiên hiện tại, ông Yu Koizumi – một nhà nghiên cứu tại Viện kỹ thuật của Nhật Bản cho biết.

Nga hiện đã cấm vận việc chuyển giao vũ khí và công nghệ quân sự vào Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng trong quá khứ. Mặc dù, điều này không rõ ràng liệu các thiết bị liên quan đến Glonass có được sử dụng hay không, nhưng có thể đây là một vấn đề liên quan đến thách thức của thế giới, ông Koizum cho biết.

Hệ thống định vị toàn cầu

 Việc phát động các vệ tinh Beidou bắt đầu vào năm 1994. Beidou hỗ trợ 2 chức năng dịch vụ: Đầu tiên là cho mục tiêu thương mại và dân dụng, hai là cho mục tiêu quân sự.

Mỹ đã từng phóng  59 tên lửa Tomahawk vào thẳng Syria đầu tháng Tư năm nay và cũng được trang bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong tên lửa.Trong khi đó, Nhật Bản hiện tại cũng đang nỗ lực phát triển tên lửa Tomahawk.

Trong khi vẫn chưa xác nhận Triều Tiên sử dụng hệ thống Beidou hay không, tuy nhiên, việc cập nhật kho đạn đạo có điều khiển chính xác(PGMs) trong việc chế tác tên lửa di động của Triều Tiên là có thể, các chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, việc cập nhật hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou có thể bị khống chế từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, vì thế, điều này khiến quân đội Bình Nhưỡng không sử dụng trong các trường hợp xung đột, các nhà quan sát cho biết.

“Triều Tiên cần phải gắn chíp và kết nối với Trung Quốc nhằm sử dụng tín hiệu vệ tinh chính xác này”, Gregory Kulacki – nhà phân tích cấp cao và giám đốc dự án Trung Quốc cho chương trình an ninh toàn cầu, Hiệp hội các nhà khoa học nhận định.

Trong suốt lễ diễu binh quân sự vào ngày 15/4, Bình Nhưỡng đã phô diễn hệ thống pháo phản lực bắn loạt  KN-09 300mm(MLRS) có tầm bắn khoảng 200km.

Theo ông James Lewis, phó chủ tịch cấp cao Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington DC thì thiết kế pháo phản lực KN-09 300mm của Triều Tiên có khả năng ảnh hưởng không chỉ pháo phản lực 300mm của Nga-Trung Quốc, mà còn tương tự pháo phản lực có điều khiển 227mm GMLRS (Mỹ) và loại 239mm Chunmoo K-MLRS của Hàn Quốc. Triều Tiên có thể sử dụng bản đồ địa hình và các thiết bị tinh vi hơn để ngắm các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.

Đạn phản lực 300mm KN-09 không giống như đạn của BM-30 Smerch – hệ thống pháo phản lực nổi tiếng của Nga, mà gần giống với đạn rocket dẫn đường GMLRS M31 của Mỹ. “Đạn rocket của Mỹ có 4 cánh nhỏ gắn ở gần đầu mũi đạn, dấu hiệu tương tự cũng tìm thấy trên đạn của Triều Tiên (qua các bức ảnh). Vì vậy, đạn rocket KN-09 có lẽ cũng sử dụng hệ thống dẫn đường dựa trên định vị vệ tinh để giảm tối đa sai số lệch mục tiêu”, chuyên gia Kim Min-seok nói với truyền thông.

Thêm vào đó, Bình Nhưỡng có thể sử dụng Beidou để chế tác tên lửa nhằm vào binh lính Mỹ tại các căn cứ quân đội Mỹ tại châu Á. Và mục tiêu lâu dài sẽ là các loại tên lửa hướng vào lục địa Mỹ.

Thông qua Bắc Kinh, Washington có thể nắm bắt tình hình Triều Tiên trong việc tiếp cận hệ thống Beidou chế tác tên lửa, các chuyên gia quân sự Trung Quốc trích dẫn.

Bởi vì nhiều lo lắng gia tăng các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên gần đây, Trung Quốc cũng đã có chuẩn bị hệ thống tên lửa sẽ gia tăng khoảng 30 vệ tinh Beidou mới đến năm năm 2020 để mặc định độ chính xác có thể đồng thời việc mở rộng khoảng 12 trạm kiểm soát vệ tinh tại Trung Quốc và ở các quốc gia khác là có thể.

Ran Chengqi, giám đốc cơ quan định vị vệ tinh Trung Quốc đã nói với báo chí rằng, điều này sẽ cải thiện tính chính xác của hệ thống Beidou ở phạm vi nhỏ nhất.

(Theo Nationalinterest)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ