(Tổ Quốc) - Chiến tranh Syria liên tục khiến tình hình Trung Đông căng thẳng trong nhiều năm qua.
Ranh giới lằn ranh đỏ
Vào ngày 29/4, hai cuộc tấn công hàng loạt của Israel nhằm vào căn cứ quân sự Syria và khu Hama cùng với sân bay quân sự Nayrab tại Aleppo. Cuộc tấn công có sự phối hợp với Mỹ diễn ra vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rời Jerusalem. Cùng ngày, tờ Times of Israel dẫn tin, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Liberman đã có cuộc gặp với Bộ trưởng James Mattis tại Washington.
Tổng thống Putin |
Tờ Times of Israel kết luận: “Tất điều này là bắt đầu cho sự hợp lực giữa Mỹ và Israel nhằm hạn chế khả năng của Iran tại Syria đồng thời truyền tải thông điệp tới Moscow rằng việc bật đèn xanh của Nga đối với Iran nhằm thiết lập quân sự tại Syria là không thể chấp nhận”.
Tờ middleeasteye cho biết, cuộc chiến với Iran đã bắt đầu sau một thời gian “âm ỉ”.
Vào tháng 1/2018, cuộc chiến chống khủng bố IS phần lớn đã có chiến thắng, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thông báo các mục tiêu mới cho binh lính Mỹ tại Syria và đảm bảo sự duy trì quân lính cho đến khi ảnh hưởng của Iran tại khu vực bị loại bỏ hoàn toàn.
Vào tháng Hai, tổ chức International Crisis Group cảnh báo, Israel nên thông báo “lằn ranh đỏ” nhằm bật tín hiệu nắm rõ các vấn đề trong tay nếu thấy cần thiết phải ngăn Iran thiết lập sự hiện diện quân sự vĩnh viễn ở Syria.
Từ sau đó, Israel đã trực tiếp nhằm vào cơ sở quân sự Iran. Lực lượng phòng không Syria đã bắn rơi chiến đấu cơ F-16 của Israel vào hôm nay (10/2) sau khi Israel tấn công một máy bay không người lái (UAV) của Iran được phóng từ không phận Syria.
Phản ứng của Nga
Hai tháng sau đó, ngày 9/4, các tên lửa Israel lại tấn công vào căn cứ quân sự T4. Trang Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự Syria tuyên bố, rạng sáng 9/4, đã có vụ tấn công bằng tên lửa hành trình vào căn cứ không quân T-4 (Tiyas Air Base) tại tỉnh Homs của Syria.
Báo cáo khẩn từ Quân đội Syria (SAA) gửi chính phủ Syria khẳng định chính xác loại vũ khí tấn công gây ra những tiếng nổ lớn tại căn cứ không quân T-4 ở vùng nông thôn phía đông của tỉnh Homs chính là tên lửa hành trình.
Điều này cho thấy, đứng sau cuộc tấn công này có thể là Mỹ. Theo một quan chức Israel, đây là lần đầu tiên Israel thực hiện tấn công vào các mục tiêu sống của Iran và cũng là lần đầu tiên Israel thất bại trong việc thông báo với Nga về manh mối của cuộc tấn công.
Ngay sau đó, phản ứng của Nga khẳng định vai trò của Israel trong cuộc tấn công. Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra cảnh báo, Israel sẽ không thể thực hiện bất kỳ cuộc tấn công nào nếu áp đặt một trừng phạt mạnh mẽ.
Trong cuộc không kích do Mỹ, Anh và Pháp thực hiện tại Syria ngày 13/4, người đứng đầu Ban điều hành chiến dịch chủ chốt thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga Sergey Rudskoy từng đưa ra sáng kiến cung cấp cho Syria hệ thống phòng không S300 do Nga sản xuất.
Hệ thống phòng thủ S300 sẽ không để cho Israel tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào vào Syria. Điều đó có nghĩa rằng Israel sẽ mất khả năng thực hiện bất kỳ cuộc không kích nào. Nga đã từng ký hợp đồng vận chuyển hệ thống S300 đến Syria trong năm 2010. Điều này cũng khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn giữa Nga và Israel.
Một số quan chức Nga cho biết, nước này chưa đưa ra quyết định dứt khoát về việc có hay không chuyển giao hệ thống S-300 nêu trên. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman đã cảnh báo rằng, không quân Israel sẽ tấn công hệ thống tên lửa S-300 do Nga sản xuất, nếu chúng được sử dụng chống lại Israel.
Kịch bản mới
Các báo cáo truyền thông bày tỏ lo lắng về kịch bản mới tại Syria. Mối lo ngại về leo thang căng thẳng và tính toán sai sẽ đưa Israel và Iran vào xung đột tại Syria. Các nhà phân tích liên tục bày tỏ căng thẳng giữa Nga và Israel. Điều này có thể mang lại lợi ích cho quan hệ Nga và Iran.
Căng thẳng giữa Nga và Israel liên quan đến vấn đề Syria ngày càng leo thang khi Nga ồ ạt điều khí tài quân sự tới Syria, trong khi Israel đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các căn cứ quân sự của Iran tại Syria.
Mặc dù phản đối sự can thiệp của phương Tây tại Syria nhưng cả Nga và Iran đều đóng vai trò khác biệt tại đây. Theo các nhà phân tích tình báo, tầm nhìn chiến lược của Nga nhằm loại bỏ các xung đột và ngăn cản sự can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu. Mục tiêu dài hơi có thể là thúc đẩy vai trò đảm bảo hòa bình tại Trung Đông.
Vì thế, tại Syria, người Nga có mục tiêu hạn chế đảm bảo chính quyền Assad có thể kiểm soát lãnh thổ và có thể đàm phán với phe đối lập nhằm duy trì sức mạnh, trong đó có sự ảnh hưởng của Nga.
Nga có thể tin tưởng sự hiện diện của Iran tại Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad. Tuy nhiên, về cơ bản, sự có mặt của Iran chỉ khiến cho chính quyền Assad phụ thuộc nhiều hơn vào Moscow.
Nhiều người cho rằng, liên minh với Iran là quan trọng đối với Nga nhằm tránh các rủi ro. Giả thuyết đặt ra, rủi ro ở đây là gì? Các nhà quan sát gợi ý, trong khi liên minh Nga và Iran vẫn được xem là quan trọng đối với quyền lực của Moscow tại Trung Đông thì Nga nên tính toán đến Iran và giảm bớt đi các nguy hiểm cho Moscow tai khu vực này.