• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vì Mỹ của Trump, Trung Quốc liệu có “soán ngôi” cường quốc số 1?

Thế giới 28/01/2017 16:25

(Tổ Quốc) - Đẩy mạnh quốc phòng toàn cầu và hợp tác đa phương sẽ là những phương hướng mà Trung Quốc xúc tiến trong thời gian tới.


Diễn đàn kinh tế thế giới vào tuần trước đã gợi mở một sự thay đổi toàn cầu và trật tự thế giới.

“Các vấn đề của thế giới không phải bởi nguyên nhân của toàn cầu hóa. Các quốc gia nên nhìn vào các lợi ích của minh trong bối cảnh rộng  và kiềm chế theo đuổi lợi ích riêng một cách thái quá”, Chủ tịch Tập Cận Bình nói.

Chủ tịch Tập Cận Bình

 

Trong mối quan hệ hợp tác với Mỹ và với Tân tổng thống Donald Trump, có thể sẽ “nhạt nhòa” trong trách nhiệm toàn cầu và từ bỏ vai trò đồng minh vì lợi ích nước Mỹ của ông Trump (America First).

Khi Washington bắt đầu với chính quyền mới và tỏ ra không thích thú với ảnh hưởng toàn cầu, Bắc Kinh có thể thế chỗ và chấp nhận khả năng đứng đầu. Ông Tập và các đồng sự có thể hiểu rằng, việc tăng cường phát triển trong nước và hạn chế tính toàn cầu sẽ kích thích sự ổn định đất nước.

Trung Quốc liên tục khẳng định sức mạnh trước đó. Tuy nhiên, chưa bao giờ trước đây Bắc Kinh lại gặp phải vấn đề như bây giờ. Các học giả chiến lược, khoa học và chính trị cho hay, tham vọng và quyền lợi của Bắc Kinh  có thể sẽ có sức ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt các vấn đề quốc tế quan trọng.

Biến đổi khí hậu

Chính sách biến đổi khí hậu là một ví dụ điển hình cho tình huống tạo cơ hội cho Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề khí thải carbon. Thực tế, Trung Quốc đang vướng mắc trong vấn đề xử lý khí thải carbon tại Paris. Và điều này sẽ ít bị hạn chế hơn với các vấn đề của Mỹ.

Vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Trung Quốc không phải chỉ nằm ở lượng quá tải của carbon dioxide. Phần lớn vấn đề của Trung Quốc là do đốt nguyên liệu và  khí đốt. Người dân Trung Quốc đang phải sống chung với không khí bẩn.

Tính độc trong không khí Trung Quốc khá nguy hiểm, gây ra hàng trăm ngàn người chết mỗi năm. Và ô nhiễm không khí liên tục trở thành một vấn nạn nan giải tại Trung Quốc. Vấn đề ô nhiễm tại Bắc Kinh được cho là do khí thải từ các loại xe cũ và sự phụ thuộc nhiên liệu vào than đá. Ông Dong Liansai, thành viên của chiến dịch môi trường Greenpeace tại Bắc Kinh cho biết, khí thải từ các nhà máy tại các tỉnh lân cận là nguyên nhân chính dẫn đến lớp khói bụi dày đặc ở thủ đô.

Xử lý tình huống này, Trung Quốc đang xúc tiến đóng cửa nhà máy đốt nhiên liệu cũ và xây dựng nhiều các khu công nghiệp tránh xa các thành phố đông dân cư. Trung Quốc đã ký hợp đồng với Nga mua số lượng lớn gas tự nhiên.

 

Nỗ lực làm sạch không khí, Trung Quốc đang kết hợp phát triển công nghệ sinh học nhằm tận dụng tối ưu năng lượng mặt trời và hơi nước.

Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về công nghệ năng lượng tái hồi và cũng là quốc gia tiêu thụ dẫn đầu trên thế giới. Tính vào tháng Một, Trung Quốc có kế hoạch đầu tư thêm 360 tỷ đôla vào năng lượng tái hồi trong năm 2017 đến 2020. Điều đó có nghĩa rằng, Bắc Kinh chi khoảng 120 tỷ đô mỗi năm.

Các biện pháp xử lý năng lượng tái hồi của Trung Quốc liên tục đối mặt với nhiều thách thức bởi sự ô nhiễm nghiêm trọng của khí thải carbon.

Theo nguồn tin thân cận với ông Donald Trump thì ông cho rằng sự nóng lên của toàn cầu chỉ là một trò đùa. Vì vậy, ông Trump đang tìm cách theo đuổi một thủ tục kéo dài trong 4 năm nhằm để nước Mỹ sớm rời khỏi Công ước Paris về biến đổi khí hậu. Trước đó ông Trump từng chỉ trích Tổng thống Obama khi để Mỹ tham gia công ước này mà không có sự phê chuẩn của Thượng viện. “Đáng lý ra Mỹ sẽ không mắc phải sai lầm này trên trường quốc tế nếu như ông Obama không vội vã thông qua Công ước này”, ông Trump nói.

Các Hiệp ước Paris dường như cũng không giúp gì được cho vấn đề ô nhiễm của Trung Quốc. Do đó, nếu việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Paris sẽ không có tính ảnh hưởng mạnh đến Trung Quốc.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh nên tiếp tục đưa ra các hiệp ước về biến đổi khí hậu để thể hiện tính ảnh hưởng toàn cầu.

Lợi ích quốc gia trong vai trò lãnh đạo toàn cầu

Bắc Kinh liên tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực mà trong đó Washington dẫn đầu. Trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Washington đã từng đàm phán với 11 quốc gia châu Á không có Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh lại thúc đẩy hoạt động đầu tư thương mại Thái Bình Dương mà không có Mỹ.

 

Ông Tập liên tục nhấn mạnh đến tầm nhìn tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mô hình này tập trung vào đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và giao thông vận tải. Dự án “Con đường tơ lụa” đã tạo nên các hành lang xuyên quốc gia.

Việc nhượng lại “vị trí số 1” cho Trung Quốc sẽ là cái giá cao mà Mỹ sẽ phải trả cho các động thái chính trị. Tuy nhiên, việc đứng đầu của Trung Quốc có tạo nên danh tiếng cho nó. Theo các nhà phân tích, điều này cũng có thể mang lại nhiều thuận lợi cho thế giới.

(Theo BI)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ