• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vì sao phi công Thụy Điển định bỏ việc hàng loạt giữa lúc chuẩn bị gia nhập NATO?

Thế giới 30/08/2022 07:00

(Tổ Quốc) - Chuyện hy hữu đang xảy ra với lực lượng không quân Thụy Điển, khi phi công nước này tính bỏ việc.

Phi công Thụy Điển sắp bỏ việc hàng loạt?

Ngay trong lúc Thụy Điển chuẩn bị gia nhập NATO, lực lượng không quân của nước này đang gặp vấn đề. Các phi công chiến đấu giàu kinh nghiệm nhất của quốc gia Bắc Âu đang tính nghỉ việc.

"Vào mùa thu, khoảng một nửa số phi công chiến đấu của Lực lượng vũ trang Thụy Điển có thể bỏ việc đồng loạt", đài truyền hình Thụy Điển SVT đưa tin vào tháng 7 vừa qua.

Vấn đề ở đây là sự thay đổi đối với hệ thống hưu trí, theo công đoàn đại diện cho các phi công.

"Trước đây, các phi công có thể nghỉ hưu ở tuổi 55", Jesper Tengroth, phát ngôn viên của Hiệp hội Sĩ quan Quân đội Thụy Điển, nói với Insider. "Nhưng đối với những người sinh năm 1988 hoặc muộn hơn, tuổi nghỉ hưu đã được nâng lên tới 67 tuổi, mà không có bất kỳ sự bù đắp nào".

Ngay cả các nhà lãnh đạo Thụy Điển cũng thừa nhận tình hình hiện tại có khúc mắc.

"Chỉ qua một đêm, tất cả họ đều bị nâng tuổi nghỉ hưu ngay lập tức", Thiếu tướng Carl-Johan Edström, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thụy Điển, cho biết. "Việc một số phi công xin nghỉ việc gần như 100% có liên quan đến chế độ hưu mới".

Trước đó, hãng thông tấn Sputnik News cũng từng có bài viết về vấn đề trong lực lượng không quân Thụy Điển: "Trong những năm gần đây, lực lượng vũ trang Thụy Điển đã phải vật lộn trong việc tuyển dụng phi công mới và giữ lại phi công hiện có".

Jan Kallberg, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, nói với Insider rằng còn có những lý do khác khiến phi công Thụy Điển chán công việc.

"Tôi nghĩ chuyện này đã diễn ra trong một thời gian dài. Đó mới là phần nổi của tảng băng trôi. Họ đã cảm thấy không được đãi ngộ tốt trong nhiều thế năm".

Phi công của lực lượng không quân Thụy Điển nhận mức lương tương đối thấp so với lĩnh vực dân sự, trong khi các hãng hàng không thương mại đang khao khát tuyển dụng phi công và sẵn sàng trả lương cao.

Việc cắt giảm lực lượng phòng thủ thời hậu Chiến tranh Lạnh cũng đã làm giảm số lượng các bộ phận sử dụng phi công trong lực lượng không quân.

Kallberg nói: "Điều đó có nghĩa là thay vì rời đi với tư cách là một phi công ở tuổi 55, họ hiện đang mắc kẹt trong công việc bàn giấy" trong nhiều năm cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu. Chính phủ Thụy Điển dự định tăng chi tiêu quốc phòng trong những năm tới nhưng vẫn đang tranh luận về cách thực hiện.

Không giống như quân đội Mỹ, nơi các sĩ quan được trợ cấp nhà ở, các phi công Thụy Điển tự trả tiền nhà cho chính mình. Việc Thụy Điển gia nhập NATO có thể dẫn đến khả năng một số căn cứ không quân được tái kích hoạt, khiến các phi công phải trả tiền cho chỗ ở mới.

Vì sao phi công Thụy Điển định bỏ việc hàng loạt giữa lúc chuẩn bị gia nhập NATO? - Ảnh 1.

Tầm quan trọng của Thụy Điển với NATO

Giờ đây các nhà lãnh đạo NATO đang lo lắng tình trạng thiếu phi công sẽ ảnh hưởng đến năng lực quân sự của Thụy Điển như thế nào. Tuy nhiên, hóa ra điều này không quá nghiêm trọng với liên minh.

Thụy Điển có một lực lượng không quân hùng mạnh, nòng cốt là sáu phi đội bao gồm 96 máy bay chiến đấu JAS 39C/D Gripen.

Tuy nhiên, đóng góp chính của Thụy Điển cho NATO không phải là máy bay chiến đấu mà là vị trí địa lý, Kallberg nói. "Thụy Điển tăng cường phạm vi hoạt động cho liên minh ở vùng cực bắc. NATO sẽ có thể vận hành các cánh quân từ nhiều sân bay của Thụy Điển".

Trước đây, NATO phải dựa vào một số căn cứ trên bờ biển Na Uy để triển khai lực lượng ra biển Barents, nơi giáp ranh với các căn cứ quân sự nhạy cảm ở miền bắc nước Nga.

Thụy Điển không chỉ là một quốc gia lớn với chiều sâu chiến lược quan trọng hơn Na Uy, mà còn có khả năng tiếp cận cả biển Barents và biển Baltic, bao gồm cả các căn cứ trên các đảo Baltic, có thể cho phép NATO chống lại sức mạnh hải quân và không quân của Nga ở khu vực chiến lược này.

"Nếu bạn muốn tiến hành ngăn chặn - hoặc hỗ trợ một cuộc chiến - ở Baltic, Thụy Điển là một có địa lợi tự nhiên", Kallberg nói.

Chuyên gia này cũng nhận thấy những vấn đề khác về quân sự mà Thụy Điển cần được khắc phục.

Trong khi Thụy Điển có truyền thống lâu đời về đóng góp quân đội cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, quân đội nước này - vốn sử dụng lính nghĩa vụ - không quen với việc hoạt động trong các đội hình lớn đặc trưng của NATO.

Tuy nhiên, Thụy Điển rất nghiêm túc trong việc đáp ứng các cam kết của NATO, Kallberg nói. "Họ biết sẽ phải đóng góp sức mạnh như thế nào".

Mạnh Kiên

NỔI BẬT TRANG CHỦ