• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vòng 2 bầu cử Quốc hội Pháp: Kết quả đảo ngược bất ngờ

Thế giới 08/07/2024 14:15

(Tổ Quốc) - Theo hãng CNN, vào ngày 7/7, đông đảo cử tri Pháp đã tiến hành bầu cử vòng 2 để lựa chọn 501 đại biểu còn lại vào Quốc hội, ngoài 76 đại biểu đã được bầu ở vòng 1.

Trong kết quả bất ngờ, liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) đã giành được 182 ghế trong Quốc hội để trở thành nhóm lớn nhất. Với thắng lợi hoàn toàn bất ngờ, NFP sẽ trở thành lực lượng chính trị lớn nhất tại Quốc hội khóa mới.

Vòng 2 bầu cử Quốc hội Pháp: Kết quả đảo ngược bất ngờ - Ảnh 1.

Những người ủng hộ ăn mừng kết quả gần quảng trường Stalingrad ở Paris. Ảnh: Yara Nardi/Reuters

Theo Bộ Nội vụ Pháp, kết quả kiểm phiếu xác nhận không có khối chính trị nào đạt đủ 289 ghế để tạo thành đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp.

Bộ Nội vụ Pháp đã công bố kết quả chính thức vòng 2 cuộc bầu cử quốc hội Pháp với cú lội ngược dòng đầy bất ngờ của liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP).

Cụ thể, liên minh cánh tả NFP đã giành được 182 ghế, tiếp đến là liên minh "Chung sức" (Ensemble) ủng hộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với 163 ghế và vị trí thứ ba đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) là 143 ghế.

Liên minh "Chung sức" ủng hộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng xếp vị trí thứ 3 trong vòng bỏ phiếu đầu tiên ngày 30/6 nhưng đã phục hồi mạnh mẽ để giành được 163 ghế vào ngày 7/7.

Tỷ lệ đi bầu năm nay đạt mức cao nhất kể từ năm 1997, khoảng 67,1%. Kết quả này khẳng định ý nghĩa lịch sử của cuộc bầu cử và tầm quan trọng trong việc tái cấu trúc chính trường.

Phát biểu sau khi có kết quả sơ bộ, Thủ tướng Pháp Gabriel Attall, thành viên đảng trung dung Phục hưng của Tổng thống Macron, nhấn mạnh ngày bầu cử 7/7 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Thủ tướng Pháp Gabriel Atta cũng nói rằng ông sẽ đệ đơn từ chức lên Tổng thống vào ngày 8/7. Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ tiếp tục nhiệm vụ trong bối cảnh sắp diễn ra Thế vận hội Olympic Paris, cho tới khi có quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron.

Hiến pháp của Cộng hòa Pháp quy định rằng Tổng thống có quyền lựa chọn thủ tướng mà không cần tham vấn hoặc có sự nhất trí của các nghị sĩ. Mặc dù vậy để có ủng hộ khi đưa ra các quyết sách hay dự luật, thủ tướng cần có sự hậu thuẫn của đa số tại Quốc hội.

Những diễn biến mới

Sau cuộc bầu cử Quốc hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ bổ nhiệm một thủ tướng từ đảng giành được nhiều ghế nhất. Thông thường sẽ là một ứng cử viên từ chính đảng của tổng thống. Tuy nhiên, kết quả vòng bầu cử thứ 2 hôm 7/7 dự đoán khả năng ông Macron đối mặt với nguy cơ phải bổ nhiệm thủ tướng Pháp từ liên minh cánh tả. Hiện vẫn chưa rõ Tổng thống Macron sẽ bổ nhiệm thủ tướng từ đảng nào trong liên minh.

Như vậy tình hình chính trị của nước Pháp sẽ còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới, liên quan đến việc thành lập các nhóm và liên minh tại Quốc hội mới. Các nhà quan sát dự đoán nhiều khả năng sẽ xảy ra tình huống thủ tướng sẽ là đại diện của phe phái đối lập.

Được biết, Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) được thành lập chỉ khoảng một tháng, sau khi Tổng thống Macron kêu gọi bỏ phiếu sớm.

Trong suốt chiến dịch, NFP đã vận động trên một nền tảng kêu gọi tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lên 1.600 euro (hơn 1.700 USD) để áp giá trần lên các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, điện, nhiên liệu và khí đốt, đồng thời nêu ra chính sách cải cách lương hưu đánh vào tâm lý người dân khi gần đây, chính sách nâng tuổi nghỉ hưu ở Pháp từ 62 xuống 64 của Tổng thống Macron đang gây nhiều tranh cãi.

Theo cựu Thủ tướng Edouard Philippe, nước Pháp cần có một thỏa thuận để đảm bảo có được một chính phủ ổn định, đồng thời khẳng định ông sẵn sàng gánh vác trọng trách này và mời những người khác cùng tham gia.

Mặc dù kết quả bầu cử ở EU không ảnh hưởng đến chính trị trong nước nhưng Tổng thống Macron cho biết ông vẫn lưu tâm thông điệp mà cử tri gửi đến ông. Tuy nhiên, đảng cực hữu và các đồng minh giành được nhiều ghế nhất khiến phe đa số sắp mãn nhiệm của Tổng thống Emmanuel Macron trở thành phe thiểu số và buộc ông sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong chặng đường ba năm còn lại của nhiệm kỳ.

Đáng chú ý, phe cánh tả trở thành lực lượng chính tại Quốc hội mới, có thể gây nhiều sức ép đối với Tổng thống Emmanuel Macron.

Diễn biến trong hai năm qua đã cho thấy, liên minh cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron đã gặp rất nhiều khó khăn vì không có đa số tuyệt đối tại Quốc hội. Phe cánh tả trở thành lực lượng chính tại Quốc hội mới, có thể gây nhiều sức ép đối với Tổng thống Emmanuel Macron.

Theo thông cáo từ Điện Elysée Palace, Tổng thống Emmanuel Macron chỉ đưa ra quyết định sau khi Quốc hội mới được hình thành.

Sau bầu cử là giai đoạn không kém phần quan trọng khi các đảng phái thành lập các nhóm và liên minh tại Quốc hội được công bố vào ngày 18/7./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ