(Tổ Quốc) - Thái tử Saudi Mohammed bin Salman lên nắm quyền cách đây hai năm, nhiều người nghi ngờ về sự thay đổi trong vương quyền.
Hàng chuỗi “bom” chính trị kéo dài 24 giờ bắt đầu từ chiều ngày 4/11 khi Thủ tướng Lebanon Hariri thông báo từ chức với những mối lo ngại về an toàn cá nhân cũng như việc Iran gia tăng ảnh hưởng chính trị trong khu vực.
Quyết định bất ngờ của Thủ tướng Lebanon được cho là đẩy quốc gia vốn đã có sự chia rẽ chính trị vào bất ổn cũng như đào sâu những mâu thuẫn nội tại trong khu vực.
Các sự kiện ngày 4/11 cho thấy sự thay đổi sẽ không chỉ nhanh chóng mà còn mạnh mẽ, trải dài vượt ra khỏi ranh giới Saudi Arabia. Điều này đang mở màn cho giai đoạn mới về lịch sử khủng hoảng của khu vực, các nhà phân tích cho biết. Hàng loạt sự kiện thổi bùng căng thẳng leo thang trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Saudi Arabia và Iran, thách thức cho một mặt trận mới tại khu vực cùng với các chương trình vũ trang nhằm củng cố quyền lực bên trong.
Vào ngày 3/11, căn cứ cuối cùng của khủng bố IS tại Iraq và Syria đã sụp đổ. Điều này đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong cuộc chiến dai dẳng và tầm ảnh hưởng khắp khu vực.
“Tôi cho rằng, điểm kết IS không có nghĩa là kết thúc cuộc chiến dai dẳng này. Ngược lại, cuộc chiến âm ỉ giữa Iran, Syria, Hezbollah và các đồng minh tại khu vực, bao gồm cả Mỹ”, giáo sư khoa kinh tế London Fawaz Gerges nói trên CNN.
Sân khấu sắp đặt
Vào tối ngày 3/11, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã được triệu tập đến thủ đô Saudi. Đây là chuyến thăm thứ hai của ông Hariri đến đất nước này trong vòng một tuần.
Thủ tướng Lebanon Saad Hariri quyết định từ chức |
Chỉ trong một tuần trước đó, Thủ tướng Hariri đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng giữa Lebanon và Saudi Arabia. Ông Hariri đã gặp gỡ Thái tử Thamer al-Sabhan trước bối cảnh lo ngại về lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn. Cuộc gặp có cả các thành viên trong nội các.
“Cuộc gặp gỡ kéo dài. Chúng tôi đã có các thỏa thuận về mối lo lắng người dân Lebanon. Chúa sẽ phù hộ và những điều tốt đẹp sẽ đến”, thái tử Sabhan đã viết tweet.
Cuộc gặp diễn ra và sau đó là hàng loạt các dòng tweet của ông Sabhan ca ngợi chính quyền Lebanon. Ông Hariri dường như có chút căng thẳng trong chuyến thăm này.
Tuy nhiên, khi ông Hariri trở lại Saudi Arabia lần thứ hai, vấn đề lại hoàn toàn khác. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng của Labanon đệ đơn từ chức. Truyền thông đã đưa thông báo, dường như các quan chức gần ông Hariri cũng không nắm bắt được tình hình này.
Trong bài phát biểu từ thủ đô Riyadh của Saudi Arabia được phát sóng trên truyền hình, Thủ tướng Saad Hariri khẳng định, Iran cũng như lực lượng Hezbollah được Iran hậu thuẫn, là những thế lực gây bất ổn trong khu vực. Ông cho biết đã không thể thực hiện được những cam kết hồi nhậm chức như đoàn kết nhân dân hay chấm dứt chia rẽ chính trị trong nước.
"Iran đang có sự can thiệp vào một loạt các vấn đề nội bộ của các nước Arab với những tác động tiêu cực", ông Hariri nêu rõ. "Tôi muốn nói rằng Iran và những lực lượng ủng hộ rằng, điều này sẽ không tiếp tục nữa. Chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại."
Hiện chưa rõ ai sẽ là người kế nhiệm ông Hariri-chính trị gia người Sunni có ảnh hưởng nhất tại Lebanon. Tuy nhiên giới phân tích nhận định, khoảng trống chính trị này sẽ tác động lớn đến xã hội Lebanon.
Saudi Arabia và Iran cũng thuộc về những chiến tuyến đối lập nhau trong các cuộc xung đột khu vực như Yemen và Iraq. Chuyên gia Randa Slim thuộc Viện nghiên cứu Trung Đông tại Washington ( Mỹ) nhận định, Saudi Arabia là yếu tố chính dẫn đến quyết định của Thủ tướng Hariri. Việc ông Hariri đưa ra thông báo từ chức tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia cũng là một bằng chứng quan trọng cho thấy nỗ lực của Saudi Arabia muốn đối đầu với Iran và sự ảnh hưởng của Iran tại Lebanon.
“Việc từ chức của ông Hariri cho thấy chúng ta đang trở lại căng thẳng leo thang giữa Iran và Saudi Arabia. Người dân Lebanon có thể có lo lắng và trong các trường hợp, xung đột có thể lặp lại”, Giám đốc Viện Phân tích quân sự Cận Đông và vùng Vịnh ở Dubai, ông Riad Kahwaji cho biết.
Riyadh đánh chặn tên lửa đạn đạo
Lực lượng nổi dậy tại Yemen đã phóng một tên lửa đạn đạo nhằm vào sân bay quốc tế King Khalid tại Riyadh, Bộ quốc phòng Saudi cho biết.
Vụ tấn công đã sử dụng tên lửa tầm xa có tên gọi là Burqan 2H, lực lượng nổi dậy cho biết. Đây là lần đầu tiên thủ đô Saudi bị tấn công bằng một vụ phóng tên lửa từ Yemen.
Liên minh do Saudi dẫn đầu đã quy tội cho nhóm phiến quân Houthi ở Yemen và tuyên bố vụ thử tên lửa đạn đạo Riyadh thách thức an ninh của quốc gia, khu vực và quốc tế, truyền hình nhà nước Saudi al-Ekbariya cho biết.
Liên minh không chỉ đích danh tên đất nước. Saudi Arabia đã liên tục phát động chiến tranh tại Yemen nhằm đối phó với Iran.
“Đây là sự leo thang lớn và một ngầm định xung đột của Yemen bởi vì Saudi Arabia liên tục muốn nhấn mạnh đến hành động trả đũa chống lại lực lượng Houthi”, ông Gerges cho biết.
Theo ông Gerges cho biết thêm, vụ tấn công tên lửa đạn đạo dấy lên căng thẳng khu vực.
Theo Al Arabiya, Saudi Arabia đã bắn rơi tên lửa này bằng hệ thống phòng không Patriot mua từ Mỹ, các mảnh tên lửa rơi ngay ngoài vòng bảo vệ của sân bay nên không gây nguy hiểm. Tên lửa này được cho là nhằm vào sân bay quốc tế King Khalid.
Rất may mắn, vụ việc không có ai bị thương, truyền hình Al-Arabiya nói thêm.
(Theo CNN)