(Tổ Quốc) - Nhiều chuyên gia trong ngành lọc máu hay kể cả luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương đều khẳng định rằng, việc truy tố bác sĩ này với tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" là chưa hề thuyết phục, thậm chí là bản cáo trạng có nhiều điều chưa làm rõ.
- 24.06.2017 Vụ chạy thận 8 người chết: Hé lộ sai phạm của 3 bị can
- 28.06.2017 Tai biến chạy thận ở Hòa Bình: Bắt tạm giam bác sỹ Lương, “Bộ Y tế cần phải lên tiếng!”
- 29.06.2017 Vụ tai biến chạy thận Hòa Bình: Bộ Y tế, Tổng hội Y học Việt Nam kiến nghị cho bác sỹ Lương tại ngoại
- 20.03.2018 Khởi tố bác sỹ Hoàng Công Lương: “Cần được xem xét thấu tình đạt lý”
- 13.04.2018 Vụ bác sỹ Hoàng Công Lương: Không đủ yếu tố cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
Khó kết luận bác sĩ Lương thiếu trách nhiệm trong trường hợp này
Bày tỏ sự xót xa đối với sự việc 8 người chết do bị nhiễm khuẩn khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thời điểm cách đây khoảng 1 năm trước, PGS Nguyễn Nguyên Khôi – Nguyên trưởng khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: "Bác sĩ Lương được đào tạo là để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh. Việc mua sắm, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị là thuộc bộ phận quản lý trang thiết bị của bệnh viện. Do đó, bác sĩ Lương không phải là người chịu trách nhiệm về trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế…và không phải đồng phạm với bị can khác."
PGS Nguyễn Nguyên Khôi – Nguyên trưởng khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai |
Cùng với đó, PGS Khôi đặt ra câu hỏi: "Tại sao trong bản cáo trạng, vai trò của công ty Thiên Sơn không thấy nói gì, trách nhiệm ở đâu? Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng không được nhắc đến? Bị can Bùi Mạnh Quốc lấy axit ở đâu và thông qua đâu? Ngoài ra, có chất liệu gì để phát hiện axit trong nước RO không, làm thế nào phát hiện ra nó và ai chịu trách nhiệm thì không thấy nêu rõ. Hơn nữa, cần xem quy trình có chưa, và nếu có thì đã làm đúng quy trình không?."
Người đã từng gắn bó với ngành chạy thận hơn 50 năm này chia sẻ: “Tôi làm nghề lọc máu, đào tạo rất nhiều thế hệ bác sĩ. Xảy ra sự cố trên tôi cảm thấy tổn thương vì đã không ngăn chặn được. Người làm trong ngành lọc máu là công việc hết sức vất vả và phải luôn cẩn trọng bởi vì bất cứ chất gì đi vào đường máu sẽ đi ngay vào tế bào gây nguy hiểm cho bệnh nhân”.
PGS. Nguyễn Nguyên Khôi cho răng, trong trường hợp xảy ra sự cố, bác sĩ Lương đã tham gia tích cực cấp cứu cho bệnh nhân. Vì vậy khó có thể kết luận bác sĩ Lương thiếu trách nhiệm.
Có mâu thuẫn về mặt khoa học pháp lý khi luận tội bác sĩ Lương
Khi nói về vụ việc này, luật sư Trần Hồng Phúc - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, người bào chữa cho bác sĩ Lương khẳng định việc quy tội danh cho bác sĩ Lương thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không chính xác.
luật sư Trần Hồng Phúc - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, người bào chữa cho bác sĩ Lương |
Bởi, xét về mặt quy trình của Bộ Y tế đưa ra thì bác sĩ chỉ phải chịu trách nhiệm chính về chuyên môn, chứ không phải chịu trách nhiệm về các vấn đề như vật tư, trang thiết bị y tế, hay thuốc.
Luật sư Phúc cho rằng: "Có mâu thuẫn về khoa học pháp lý đó là khi Hoàng Công Lương với vai trò là bác sĩ điều trị, không vi phạm về khám bệnh, chữa bệnh, tức là bác sĩ này đã làm tròn trách nhiệm điều trị của mình thì không thể cho rằng bác sĩ còn thiếu trách nhiệm để gây ra hậu quả nghiêm trọng."
"Ở góc độ khách quan, nếu bác sĩ Lương có kiểm tra hệ thống lọc nước RO cũng không thể kiểm tra vì không được đào tạo, không có kiến thức cũng như không có trang thiết bị chuyên ngành." - vị luật sư này cho hay.
Thế Công