• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xây dựng các tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích cần dựa vào đặc điểm riêng của khu di tích

16/12/2014 16:48

(Cinet – MTDT) - Do khả năng hạn hẹp về tài chính, sự thiếu phối hợp giữ các ban ngành liên quan (mà cụ thể là ngành văn hóa và môi trường) nên công tác bảo về môi trường trong hoạt đồng bảo tồn, tôn tạo di tích chưa thực sự được quan tâm.

Quần thể danh thắng Tràng An

(Cinet – MTDT) - Hiện nay, Việt Nam có khoảng 40.000 di tích, trong đó: tám khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới, 48 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia…(theo Cục Di sản Văn hóa – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Do khả năng hạn hẹp về tài chính, sự thiếu phối hợp giữ các ban ngành liên quan (mà cụ thể là ngành văn hóa và môi trường) nên công tác bảo về môi trường trong hoạt đồng bảo tồn, tôn tạo di tích chưa thực sự được quan tâm.

Chính sự thiếu quan tâm này sẽ gây những tác động tiêu cực đến di tích bởi di tích và cảnh quan môi trường di tích là hai yếu tố không thể tách rời. “Hệ thống di tích của Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hòa giữa thiên nhiên-con người-văn hóa-kinh tế-xã hội. Đối với các di tích danh thắng, bản thân môi trường, cảnh quan là một bộ phận cấu thành nên di sản,” – theo kiến trúc sư Lê Thành Vinh – Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích.

Góp ý cho dự thảo “Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích ở Việt Nam” tại buổi tọa đàm “Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia Việt Nam” do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 16/12, ông Lê Thành Vinh cho rằng việc xây dựng các tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích cần dựa vào đặc điểm riêng của khu di tích đó, chứ không chỉ dựa trên cơ sở những quy định về bảo vệ môi trường nói chung.

Do đó, ông Lê Thành Vinh cho rằng  các đơn vị chức năng cần đánh giá thực trạng môi trường tại các di tích, lập danh mục các đối tượng thuộc lĩnh vực môi trường trong các khu di tích cần được bảo tồn và cải thiện. Việc này cần được thực hiện liên tục, trước và sau các dự án bảo tồn di tích để đánh giá tác động của dự án bảo tồn (cũng như các dự án phát triển khác) đối với di tích, cũng như đánh giá tác động về môi trường trong quá trình sử dụng, phát huy giá trị di sản./.

TH

NỔI BẬT TRANG CHỦ