(Tổ Quốc) - Nhiều nghi ngờ về xung đột thế giới có thể xảy ra sau khi Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Cuộc chiến với Iran
Theo phân tích trên RT, các kế hoạch của Tổng thống Trump không phải để bắt đầu cuộc chiến tranh với Iran mà là cố gắng để thay đổi để giảm đi sự hao hụt về tài chính. Đây là một kế hoạch bị thất bại và có thể tạo nên một cuộc chiến thương mại với châu Âu.
Động thái phản ứng mạnh mẽ của người dân Iran vào ngày 9/5/2018. Ảnh:AFP |
Lịch sử từ lâu đã muốn tìm ra một quyết định chính sách từ một siêu cường là Mỹ. Điều này so sánh với quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Các nhà phân tích nghĩ về quyết định trong quá khứ của cựu Tổng thống George W. Bush về cuộc chiến tranh Iraq mà không hề có một kế hoạch thực sự.
Sự hiện diện chính sách Trung Đông của Tổng thống Trump hiện cũng đang đặt ra nhiều nghi vấn. Quyết định rút khỏi thỏa thuận Iran của ông Trump xảy ra sau 18 tháng là Tổng thống Mỹ. Hiện tại, Mỹ vẫn chưa đưa ra một chính sách nhất quán tại Trung Đông. Mỹ cho rằng tuyên bố về thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn thiếu sót và xem đây là “thỏa thuận tồi tệ trong lịch sử”.
Ông Trump đã tạo nên cuộc khủng hoảng trong suốt hai ngày qua. Tuyên bố của Saudi Arabia cho biết: “Chúng tôi hiện tại đang ở đỉnh điểm căng thẳng mới với Iran. Điều này sẽ khiến cho nước này tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và một chiến dịch quân sự giữa Iran và Israel tại Syria.
RT cho rằng, nếu ông Trump muốn tạo nên cuộc khủng hoảng bao trùm hết tất cả các mặt báo và truyền thông trong suốt hai ngày qua thì Tổng thống Mỹ đã làm được điều đó. Tuy nhiên, cách tiếp cận và nắm bắt tình hình khu vực của ông Trump tại khu vực này đang vướng phải sai lầm.
Ẩn ý của Mỹ đối với Iran sau khi “ra khỏi cuộc chơi”
Các nhà quan sát tin rằng, ông Trump đang muốn chiến tranh với Iran. Nhà báo Anh từng nhận nhiều giải thưởng cho các đóng góp báo chí, ông Martin Jay cho rằng, ông Trump không hề muốn điều này nhưng sẽ muốn làm lung lay chính quyền Iran.
Đầu tiên, kế hoạch này của Mỹ nhằm ép Iran và mang đến một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chắc chắn, ông Trump có thể gây căng thẳng với các nước khác trên thế giới vẫn còn trong thỏa thuận hạt nhân với Iran. Tổng thống Mỹ tin rằng, mối đe dọa mơ hồ về thuế quan thương mại đối với thép và nhôm vẫn còn chưa giải quyết. Châu Âu có lẽ sẽ là sự liên quan yếu nhất và tuân thủ các biện pháp trừng phạt tiếp theo với Iran. Tuy nhiên, điều này là không thể đối với các nước châu Âu, giống như Pháp và nền kinh tế của họ. Quyết định của Paris khá rõ ràng.
Các quốc gia châu Âu lại không thể làm điều tương tự như Mỹ vì lo ngại sẽ tạo điều kiện phát triển vũ khí hạt nhân. Một cuộc chiến tranh Trung Đông có thể xảy ra. Châu Âu đang đối mặt với khó khăn về làn sóng tị nạn mới và nguy cơ của các cuộc tấn công khủng bố. Về khía cạnh chính trị, họ[châu Âu] cũng đang phải đối mặt với các căng thẳng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Thực tế, giám đốc chính sách đối ngoại của châu Âu Federica Mogherini sẽ không cho phép thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ bởi chính điều này sẽ khiến EU yếu kém và giảm ảnh hưởng. Thỏa thuận hạt nhân Iran là thỏa thuận quốc tế cam kết từ các thành viên châu Âu và là nền tẳng thúc đẩy định hướng chính sách đối ngoại.
Mỹ một mình
Chỉ bởi tiếp tục tăng cường trừng phạt đối với Iran, kế hoạch của Tổng thống Trump đã rõ. Không chỉ Tehran đảm bảo rằng việc chống lại chính quyền sẽ không được cho phép mà chính quyền ông Rouhani cũng hiểu rằng họ đang chuẩn bị cho loạt các trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu và Brussel có thể vẫn còn sự lựa chọn vì lợi ích của riêng họ và của cả Tổng thống Trump. Châu Âu sẽ không bao giờ ủng hộ ông Trump đưa ra các trừng phạt nhưng vẫn muốn tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân để kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ ngăn cản Iran tiến tới việc phát triển hạt nhân, khuyến khích Iran trở thành một siêu cường khu vực và sẽ có một thông điệp rất rõ ràng đối với Washington.
Phản ứng trước điều này, Nga hối thúc thượng đỉnh Trump-Putin trong thời gian tới. Một hội nghị thượng đỉnh giữa ông Donald Trump và ông Vladimir Putin là "cực kỳ quan trọng" để bảo vệ sự ổn định toàn cầu trong bối cảnh Tổng thống Mỹ ra quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, một nhà ngoại giao hàng đầu của Nga phụ trách quan hệ với Hoa Kỳ cho biết.
"Một cuộc họp thượng đỉnh, tất nhiên, có thể giúp hạn chế những hậu quả tiêu cực từ vấn đề trên và cho tiến trình ngoại giao một cơ hội khác" dù động thái của Trump "sẽ không được xem xét lại", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với Bloomberg News ngày 9/5.
Các nhà phân tích cho biết, quyết định của Tổng thống Trump sẽ bao gồm những rủi ro kéo Mỹ vào một cuộc chiến, và các đồng minh châu Âu đã cho thấy sự thất vọng sau khi họ đã rất nỗ lực để cứu vãn thỏa thuận.