(Tổ Quốc) - Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước INF trong quá trình sản xuất nhiều tên lửa trong khi Moscow liên tục bác bỏ điều này.
Đồn đoán từ tình báo Mỹ
Vào ngày 23/1, các quan chức quân sự Nga đã tổ chức cuộc họp báo chỉ ra những gì họ muốn nói là tên lửa hành trình, trọng tâm cho nhiều tranh cãi kiểm soát vũ khí trong nhiều năm giữa Washington và Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:Getty
Theo tình báo Mỹ, phần trình bày của các quan chức Nga được cho là "lừa bịp". Không có tên lửa nào giống như Nga đã tuyên bố.
Các thông tin của Nga rò rỉ chỉ nhiều ngày trước khi Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân tầm trung năm 1987. Washington cho rằng Nga đã vi phạm hiệp ước INF.
Theo đánh giá từ Cơ quan tình báo trung ương và Cục Tình báo Không gian địa lý, dường như không có điều gì mà Nga chỉ ra đúng với tuyên bố tại họp báo. Đây là loại tên lửa mà Mỹ quan tâm nhất.
Đầu tháng này, hai cơ quan tình báo Mỹ đã xác định rằng, loại tên lửa hành trình và phương tiện bệ phóng mà Bộ Quốc phòng Nga công khai tại họp báo không liên qua đến tên lửa mà Mỹ từng tranh cãi từ năm 2014 vì vi phạm hiệp ước 1987, tờ the Daily Beast cho biết.
Tại họp báo, Bộ Quốc phòng Nga thuyết phục rằng tên lửa mà Mỹ nói Nga vi phạm hiệp ước đơn giản chỉ là tổ hợp tên lửa hành trình đang tồn tại được biết đến là 9M728. Truyền thông Mỹ cho biết Nga thử tên lửa 9M729 lần đầu vào năm 2008 tại bãi thử Kapustin Yar, vùng Astrakhan. Năm 2014, Nga hoàn tất các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước tên lửa 9M729 cùng các phiên bản cải tiến và phóng thành công một năm sau đó với khoảng cách xấp xỉ 500 km. Tuy nhiên, truyền thông Nga chưa công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến các vụ thử tên lửa 9M729.
Tuyên bố chính thức của Nga cho rằng tên lửa có tầm bắn thực tế ngắn hơn 10 km so với tên lửa cũ.
Để hỗ trợ các tuyên bố này, Bộ Quốc phòng Nga đã nói với báo chí về những gì họ tuyên bố thông qua sơ đồ của hai tên lửa. Tuy nhiên, theo đánh giá của Mỹ, sơ đồ 9M729 không phải là tên lửa thực sự. Cùng với sơ đồ, thực tế không hề có tên lửa nào thực sự được công khai.
Bắt đầu vào năm 2014, chính phủ Mỹ cáo buộc rằng Nga đã vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí 1987. Mỹ và Liên Xô đã thống nhất phá hủy các kho vũ khí chứa tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất trong tầm phóng 500 km – 5500 km.
Tiềm ẩn sức mạnh tên lửa Nga
Bắt đầu vào những năm 2000, Nga đã phát triển tổ hợp tên lửa 9M729. Washington liên tục cho rằng Nga đã vi phạm hiệp ước. 5 năm sau khi chính quyền Tổng thống Obama cáo buộc lần đầu rằng Nga đã vi phạm hiệp ước, chính quyền Tổng thống Trump đã thông báo rằng sẽ rút khỏi hiệp ước INF.
"Chúng ta không thể là quốc gia duy nhất trên thế giới bị ràng buộc đơn phương bởi hiệp ước này hoặc bất kỳ hiệp ước nào khác. Chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đưa ra các lựa chọn quân sự của mình và phối hợp với NATO cũng như các đồng minh và đối tác khác phản đối các vi phạm của Nga", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.
Đánh giá của Cơ quan tình báo trung ương và Cục Tình báo Không gian địa lý về các vi phạm của Nga khi tiến hành lên tới 6 vụ thử tên lửa khoảng cách 500 km, một nguồn tin nói trên the Beast cho biết. Điều này có nghĩa Nga đã minh họa rằng tên lửa của Moscow có thể sản xuất bất chấp hiệp ước quy định. Vụ thử dài nhất có tầm bắn khoảng 2070 km. Mỹ đánh giá cao tên lửa hành trình SSC-8, loại tên lửa hành trình đất đối đất do Nga phát triển và được Mỹ liệt vào loại "tên lửa gây tranh cãi", cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Loại tên lửa này đã từng được thử ít nhất 6 lần và được xem là vi phạm hiệp ước. Trong một tuyên bố công khai hồi tháng 11/2018, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ - Dan Coats đã làm rõ rằng Nga đã hoàn thành chương trình thử nghiệm chuyến bay toàn diện bao gồm các vụ thử tên lửa 9M729 từ cả bệ phóng di động và bệ phóng đã chỉnh sửa.
Theo giải thích của ông Dan Coats, hiệp ước này cho phép Nga và Mỹ tiến hành các vụ thử tên lửa mặt đất trong điều kiện bị cấm. Điều này đặt ra câu hỏi rằng, tên lửa được triển khai từ mặt đất hay trên biển. Tên lửa hành trình phóng từ biển – Kalibr được thử từ bệ phóng đã chỉnh sửa.
Hệ thống SSC-8 được thử nghiệm trong hướng như vậy và sau đó di chuyển đến bệ phóng di động với tầm bắn dưới 500km và không vi phạm hiệp ước.
Nga liên tục phản đối cáo buộc của Mỹ vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, Moscow cũng khẳng định tính minh bạch rằng SSC-8 hoàn toan tuân thủ hiệp ước.
Mỹ sẽ phát triển các tên lửa hành trình dưới mặt đất nếu hiệp ước tan rã. Nói tại Brussels vào đầu tuần trước, Tổng thư ký NATO – ông Jens Stoltenberg cho biết, liên minh không hề có ý định triển khai hệ thống vũ khí hạt nhân mới tại châu Âu.