• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xung đột Aleppo: Mùa đông khắc nghiệt xoay vần khủng hoảng

Thế giới 07/12/2016 14:18

(Tổ Quốc) - Chính phủ Syria đang đến gần chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến gần 6 năm qua với lực lượng nổi dậy tại thành trì đô thị cuối cùng. Chính phủ Syria đang đến gần chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến gần 6 năm qua với lực lượng nổi dậy tại thành trì đô thị cuối cùng. Chính phủ Syria đang đến gần chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến gần 6 năm qua với lực lượng nổi dậy tại thành trì đô thị cuối cùng. Chính phủ Syria đang đến gần chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến gần 6 năm qua với lực lượng nổi dậy tại thành trì đô thị cuối cùng.

Quân đội và lực lượng đồng minh của chính phủ Syria ngày 6/12 đã tiến sâu vào khu vực quân nổi dậy chiếm giữ tại Thành cổ Aleppo, một nhóm giám sát tình hình chiến sự cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/12 cũng nói rằng lực lượng chính phủ Syria đã nắm quyền kiểm soát thêm năm huyện phía đông Aleppo, theo các hãng thông tấn Nga.

Còn Sputnik ngày 7/12 cũng cho biết lực lượng nổi dậy liên kết với Fatah Halab đã đầu hàng gần như tất cả các huyện bao gồm cả ở thành cổ Aleppo sau khi quân đội Syria tiến đến phía tây của sân bay thành phố Aleppo.

Quân đội Syria cho tới nay đã chiếm được 35 huyện trước đó nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng nổi dậy.

Thành phố Aleppo ngày 6/12. (Nguồn: Reuters)

Bên ngoài Aleppo, quân đội chính phủ và các đồng minh cũng đang gây áp lực lên các vị trí cố thủ của lực lượng nổi dậy còn lại. Đài quan sát nhân quyền Syria cho biết một cuộc không kích lớn của Syria và Nga trong 3 ngày vừa qua tại khu vực đông lực lượng nổi dậy nhất ở Idlib đã giết chết hơn 100 người.

Sự thất bại của lực lượng nổi dậy ở phía đông của Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria trước chiến tranh, sẽ là chiến thắng lớn nhất của ông Assad cho đến nay, củng cố sức mạnh của chính phủ tại các thành phố lớn của Syria.

Điều này cũng được cho là một thành công đối với Tổng thống Vladimir Putin khi đã can thiệp để bảo vệ đồng minh Syria từ tháng 9/2015 bằng các cuộc không kích cũng như thể hiện một sự ủng hộ đối với Iran khi lực lượng tinh nhuệ thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo nước này đã bị thương vong nặng nề khi chiến đấu ủng hộ ông Assad.

Điểm kết hỗn loạn?

Lực lượng nổi dậy, kiểm soát phần lớn miền đông Aleppo trong gần 6 năm qua, đã mất khoảng hai phần ba lãnh thổ tại thành phố này trong hai tuần qua.

Tuy nhiên, một quan chức phe nổi dậy nói rằng họ sẽ không bao giờ từ bỏ Aleppo, sau khi có nhiều thông tin cho biết các nhà ngoại giao Mỹ và Nga đang chuẩn bị để thảo luận về sự đầu hàng và di tản của quân nổi dậy khỏi khu vực lãnh thổ họ đã chiếm giữ trong nhiều năm.

"Người Mỹ đã hỏi chúng tôi muốn rời khỏi hay ở lại ... chúng tôi cho rằng đây là thành phố của chúng tôi, và chúng tôi sẽ bảo vệ nó", Zakaria Malahifji, một quan chức thuộc nhóm nổi dậy Fastaqim, nói với Reuters ngày 6/12.

Lực lượng nổi dậy cũng cho biết không có thêm liên hệ chính thức với Washington về vấn đề này từ tuần trước.

Trong khi đó, Damascus và Moscow đã kêu gọi lực lượng nổi dậy rút khỏi thành phố, từ bỏ vũ khí và chấp nhận di chuyển qua các hành lang an toàn và Moscow hiện cũng muốn đàm phán với Washington để tạo điều kiện di tản.

Nga và Mỹ - hai siêu cường  thời Chiến tranh Lạnh đã ủng hộ các bên đối lập nhau trong cuộc xung đột Syria, tuy nhiên, Nga đã can dự một cách rộng khắp và dứt khoát hơn, cùng với Iran và các nhóm Hồi giáo Shiite người Iraq và Lebanon ủng hộ ông Assad.

Còn một số nhóm nổi dậy được cho là ôn hòa tại miền đông Aleppo đã nhận được sự viện trợ quân sự từ Mỹ. Phương Tây bên cạnh đó cũng tham gia vào một chiến dịch không quân do Mỹ dẫn đầu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq – hành động khiến tình hình khu vực căng thẳng hơn.

Quốc tế khó khăn tiếp cận

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cho biết cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về sự rút  lui của quân nổi dậy sẽ bắt đầu tại Geneva có thể vào tối 6/12 hoặc sáng 7/12. Dù vậy, các nguồn tin thân cận với vấn đề này đã nói với Reuters rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào trong tuần này tại Geneva.

Trước đó, Nga và Trung Quốc cũng phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 5/12 kêu gọi một lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần. Moscow cho biết quân nổi dậy đã từng sử dụng các lệnh ngừng bắn như vậy để củng cố lực lượng.

Một quan chức Hoa Kỳ cũng cho biết kế hoạch chắc chắn cho cuộc đàm phán giữa hai bên chưa từng được sắp xếp, dù Washington vẫn đang xúc tiến việc tái khởi động đàm phán.

Pháp, một bên ủng hộ mạnh mẽ phe đối lập chống Assad, sẽ triệu tập các bộ trưởng nước ngoài có cùng lập trường tại Paris vào ngày 10/12 để thảo luận về chiến lược hành động trước các diễn biến gần đây tại Aleppo – điều các nhà ngoại giao cho biết không đặt nhiều hi vọng đạt được sự tiến bộ cụ thể.

Các nước phương Tây nói rằng ngay cả khi lực lượng chính phủ nắm giữ được Aleppo, họ sẽ vẫn không thể chấm dứt xung đột.

"Aleppo đã thất bại, nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn," một quan chức Hoa Kỳ cho biết.

Đón chờ mùa đông khắc nghiệt

Trong sự lo ngại về số phận cuộc xung đột gần 6 năm qua tại Aleppo, hàng chục ngàn thường dân vẫn đang bị mắc kẹt tại các huyện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy ở thành phố này. Đội ngũ nhân viên Liên Hợp Quốc, bị giới hạn hoạt động ở khu vực do chính phủ kiểm soát trong thành phố, ngày 6/12 đã cho biết về "một tình hình thảm khốc ở miền đông Aleppo".

"Pháo kích mạnh mẽ nhằm vào chúng tôi, có nhiều vụ thảm sát (thường dân), không có điện và bị hạn chế truy cập internet," Abu Youssef, người dân sống tại một trong các khu vực hiện vẫn do quân nổi dậy kiểm soát cho biết.

Quan chức Liên Hiệp Quốc Jens Laerke cũng bày tỏ: "Mùa đông đang đến gần, thời tiết sẽ dần trở nên rất, rất lạnh vì thế một nhu cầu ưu tiên cần được xem xét … khi thực phẩm dần cạn kiệt, chỉ còn một ít thực phẩm đang được bán với giá vô cùng đắt đỏ."

Cuộc xung đột Syria cho tới nay đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, đẩy hơn một nửa dân số Syria vào cảnh vô gia cư và tạo ra cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất trên thế giới. Bên cạnh thiệt hại về người, thành phố cổ Aleppo – một di sản được UNESCO công nhận vào năm 1986 cũng đã bị phá hủy nặng nề trong cuộc xung đột đẫm máu. 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ