(Toquoc)-Bạo lực miền Nam Thái Lan gia tăng. Chính phủ Abhisit chủ trương giải quyết toàn diện.
(Toquoc) - Thời gian gần đây, bạo lực ở miền Nam Thái Lan tiếp tục gia tăng. Chính phủ Abhisit chủ trương giải quyết toàn diện.
Vụ việc mới nhất xảy ra hôm 13/9, các phần tử tình nghi Hồi giáo đã sát hại 5 người dân vô tội, trong đó có một thanh niên. Thanh niên Hồi giáo 19 tuổi nói trên đã bị tấn công tại nơi làm việc là một đồn điền cao su ở tỉnh Yala, một trong ba tỉnh miền Nam Thái Lan, giáp với biên giới Malaysia, nơi có cuộc nổi dậy đòi ly khai suốt 5 năm qua.
Cảnh sát cho biết thêm, cùng ngày tại tỉnh Narathiwat láng giềng, 8 tay súng đi trên xe tải đã xả súng vào một gia đình làm một người chết và ba người khác bị thương. Ngoài ra, các tay súng đi môtô cũng đã bắn chết một người Hồi giáo 56 tuổi và làm vài người khác bị thương tại một quán trà ở Narathiwat tối 12/9.
Hiện trường một vụ tấn công đẫm máu ở tỉnh Narathiwat, Nam Thái Lan
Hồi đầu tháng 9, hai vụ đánh bom liên tiếp xảy ra cùng ngày 3/9 tại tỉnh Pattani khiến hàng chục người chết và bị thương. Nghiêm trọng nhất, đỉnh điểm của các cuộc xung đột là vụ tấn công đẫm máu ngày 8/6 vào một nhà thờ. Các tay súng đã giết chết 10 người Hồi giáo trong lúc họ đang cầu nguyện.
Như vậy, kể từ khi bùng phát tháng 1/2004, các vụ tấn công bạo lực đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.700 người tại khu vực miền Nam thuộc 3 tỉnh Pattani, Narathiwat và Yala của Thái Lan.
Nguồn cơn xung đột
Người dân Thái Lan chủ yếu theo đạo Phật, nhưng 3 tỉnh cực
Hàng loạt vụ tấn công diễn ra nhưng chưa có nhóm phiến quân nào nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng động cơ của các phiến quân chắc chắn là các nhóm Hồi giáo cực đoan chủ trương đòi li khai. Các tỉnh Yala, Narathiwat và Pattani - từng là vùng lãnh thổ độc lập của Hồi giáo gốc Mãlai, sáp nhập vào Thái Lan cách đây một thế kỷ. Nhiều người kêu ca rằng ngôn ngữ, văn hóa và sắc tộc của họ không được người Thái công nhận một cách thỏa đáng. Sự biệt lập của khu vực này - cách
Bạo lực bùng nổ năm 2004 càng làm tăng thêm lo ngại về việc phiến quân sẽ tấn công các mục tiêu ở phía Tây Bangkok hoặc các điểm du lịch đông người như Phuket. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ xảy ra. Srisompob Jitpiromsri, nhà khoa học chính trị tại Pattani, nhận định: "Việc mở rộng hoạt động sang các khu vực khác không phải là mục tiêu của phong trào nổi dậy. Điều này được thể hiện khá rõ. Các phiến quân đang tấn công Thái Lan từ bên trong ba tỉnh nói trên là muốn bảo vệ bản sắc của người Hồi giáo gốc Mãlai".
Các chính phủ tiền nhiệm của Thái Lan đã cố gắng dập tắt bạo lực bằng hành động quân sự "nắm đấm sắt", hoặc thông qua các chiến dịch "trái tim và khối óc", với đề nghị viện trợ phát triển và thậm chí là cung cấp truyền hình cáp miễn phí… Tuy nhiên, không biện pháp nào mang lại hiệu quả. Các chính phủ đã từ chối đàm phán hoặc chấp nhận đề nghị giúp đỡ từ bên ngoài. Nhà lãnh đạo vụ đảo chính năm 2006, Tướng Sonthi Boonyaratklin, nói với Reuters: "Chúng tôi cho rằng đàm phán sẽ giúp nâng cao vị thế của những kẻ nổi dậy và quốc tế hóa vấn đề này. Điều đó không cần thiết".
Cơ sở hạ tầng tình báo của quân đội ở miền
Các nhóm nhân quyền và các học giả cho rằng cơ hội tốt nhất để Thái Lan đạt được hòa bình là hợp tác với nước láng giềng. Người Hồi giáo ở miền
Các phiến quân không thiếu vũ khí để thực hiệnmột cuộc đấu tranh lâu dài và mở rộng. Các nhà phân tích cho rằng các vụ đàn áp an ninh tàn bạo, bắt giữ tùy ý và tin tức về các vụ tra tấn hoặc giết người ngoại tụng đã khiến dân chúng địa phương căm phẫn và các nhóm phiến quân càng chiêu mộ nhiều hơn những người Hồi giáo trẻ và bất mãn. Panitan Wattanayagorn, cựu phân tích quốc phòng và hiện là người phát ngôn của chính phủ Thái Lan, nói: "Theo thông tin chúng tôi có được, số phiến quân trong khu vực này hiện vào khoảng 1.000 người. Tôi phải thừa nhận rằng chúng ngày càng trở nên mạnh hơn".
Tìm kiếm giải pháp chính trị và hợp tác với các nước Hồi giáo
Thủ tướng Abhisit Vejjajiva có thể có cơ hội ổn định tình hình ở miền
Quân đội và cảnh sát Thái Lan tham gia ổn định tình hình ở tỉnh Yala
Ngay khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abhisit Vejajjiva đã cam kết thúc đẩy đoàn kết và hòa giải dân tộc sau nhiều năm xung đột chính trị. Với những bất ổn ở miền Nam, ông Abhisit áp dụng một chính sách hoà giải hơn, theo đó ưu tiên hàng đầu là phải tìm kiếm một giải pháp chính trị chứ không phải quân sự. Chính phủ có ý định "chính thức hóa" các cuộc thương thuyết với các nhóm phiến quân và thành lập một bộ mới để giám sát tình hình ba tỉnh miền
Miền Nam Thái Lan là khu vực bao phủ bởi rừng sâu và núi non hiểm trở, trực thăng bay trên đầu cũng không thể phát hiện những gì ẩn náu trong những cánh rừng rậm rạp và cũng không thể phát hiện những ai đang di chuyển dưới sự bao phủ của những tán cây dày đặc ngay cả giữa ban ngày miền nhiệt đới. Bởi vậy, chiến thuật đối phó với lực lượng phiến quân cần phải thay đổi. Quân đội Thái Lan chuyển sang tiến hành các cuộc tuần tiễu quy mô nhỏ nhưng được trang bị vũ khí hiện đại để truy quét các phiến quân đang lẩn trốn trong rừng. Một phần trong chiến thuật đó là thiết lập các doanh trại quân đội nhỏ cỡ trung đội (khoảng 30 binh sĩ) ở 217 làng nằm bên cạnh các đồn điền cao su và đồng lúa, những nơi được xác định là hang ổ hoạt động của phiến quân. Quân đội gọi đây là "các khu vực đỏ". Bên cạnh đó, cơ quan phụ trách vấn đề ba tỉnh miền
Học giả người Australia Marc Askew, tác giả cuốn sách "Âm mưu, chính trị và một biên giới hỗn loạn: Cuộc đấu tranh trấn áp nổi dậy ở cực Nam Thái Lan", nhận định: "Đây là kiểu chiến lược chống nổi dậy điển hình. Ở mức độ nào đó, chiến lược này đang phát huy hiệu quả, vì có thêm nhiều dân làng cung cấp thông tin cho quân đội và quân đội biết rõ tên tuổi của những kẻ nổi dậy đang hoạt động tại một số khu vực. Tuy nhiên, đôi khi thông tin đó được cung cấp quá muộn".
Tuy đã đạt được một số tiến bộ trong việc giảm bớt bạo lực ở khu vực miền Nam, song quân đội Thái Lan vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc truy bắt phiến quân. Những cuộc tấn công đẫm máu gần đây càng khiến người dân Thái Lan lo ngại về khả năng giải quyết ổn thoả cuộc xung đột này.
Theo kết quả cuộc thăm dò được tờ Bangkok Post đăng tải ngày 8/9, hơn một nửa số 1.206 người được hỏi tại thủ đô và các tỉnh khác của đất nước đều không tin rằng, tình trạng bất ổn miền nam có thể sớm kết thúc. Khoảng 63,88 % nói rằng, bạo lực ở vùng cực Nam Thái Lan sẽ không thể giải quyết trong tương lai gần, chỉ 20,94 % tin nó sẽ kết thúc sớm, 15,18 % không tin nó được giải quyết.
Với câu hỏi về nguyên nhân thất bại trong việc giải quyết các bất ổn miền Nam: 33,45 % quả quyết chính phủ Thái Lan đã không quan tâm đúng mức tới sự nghiêm trọng của nó; 19,51 % cho rằng, do thiếu sự hợp tác của tất cả các thành phần trong xã hội; 13,24 % đổ lỗi do thiếu sự hợp tác từ người dân địa phương; gần 13 % khẳng định chính sách của chính phủ về miền nam là không thích hợp, 8,36 % cho biết vì quân nổi dậy nhận được hỗ trợ từ nước ngoài, 6,97 % chỉ ra sự tắc trách, thiếu phối hợp, thường hay chia rẽ của của cơ quan chính quyền; 5,23 % cho biết do ngân sách quá thiếu và 0,35 % tin rằng, do sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, kinh tế và ngôn ngữ giữa những người Thái theo đạo Phật và người Thái theo đạo Hồi, giữa người Thái và công dân Thái gốc Malaysia, v.v..
Để giải quyết bạo lực ở các tỉnh cực Nam, nơi người Hồi giáo chiếm đa số, trong thời gian gần đây Chính phủ Thái Lan không chỉ kêu gọi các nước Hồi giáo láng giềng là Malaysia và Indonesia hợp tác, mà còn nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước Hồi giáo khác trên thế giới. Tháng 6 vừa qua, Thái Lan đã lần đầu tiên xin tham dự hội nghị của OIC tại Đamat để tăng cường sự hiểu biết của OIC về chính sách của Thái Lan trong giải quyết tình hình miền Nam. Nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế và các nước Hồi giáo trong giải quyết vấn đề miền Nam cũng đã được phía Thái Lan thúc đẩy tại Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) tại Ai Cập tháng 7 vừa qua./.
Hạnh Nhân