• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cơn lốc đại tu Không quân: Mỹ tính kế đối đầu “vô tiền khoáng hậu” với Nga –Trung?

Thế giới 09/11/2018 16:06

(Tổ Quốc) - Không quân Mỹ đang mở rộng quy mô lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Vào tháng Chín, tại Hội nghị thường niên về Hàng không, Vũ trụ và Máy tính của Hiệp hội Không quân Mỹ, Bộ trưởng Không quân Mỹ đã vạch ra lộ trình mới cho không quân Mỹ, nhấn mạnh đến sự mở rộng lịch sử cho lực lượng không quân lớn nhất trên thế giới.

Cơn lốc đại tu Không quân: Mỹ tính kế đối đầu “vô tiền khoáng hậu” với Nga –Trung? - Ảnh 1.

Mỹ tính kế mở rộng lâu dài Không quân Mỹ. Ảnh:Shutterstock

Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson đã xác định bối cảnh sự phát triển mở rộng lực lượng không quân Mỹ trong một bài phát biểu dài 30 phút.

"Nga đã liên tục tiến hành các cuộc diễn tập quân sự lớn nhất trong suốt 4 thập kỷ qua trong khi Trung Quốc đã đưa tàu sân bay đầu tiên tại khu vực Thái Bình Dương trong bối cảnh chính sách an ninh toàn cầu vẫn chưa thể kiểm soát. Đây sẽ là đợt củng cố lực lượng không quân lớn nhất của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh", Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson nói.

Quy mô lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc

Bộ trưởng Wilson giải thích rằng, Không quân Mỹ sẽ phát triển lên 386 phi đoàn sẵn sàng chiến đấu vào năm 2025-2030, so với 312 phi đoàn hiện nay. Đây được xem là cuộc đại tu quy mô lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Phi đoàn bao gồm từ 12 đến 24 máy bay. Mỹ sẽ huy động thêm 1000 máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và máy bay trinh sát. Chi phí khoảng 25 tỷ đôla sẽ được bổ sung vào ngân sách Không quân Mỹ và việc tăng 25% số đoàn đội sẽ cần thêm khoảng 40.000 người, gồm cả quân nhân và lực lượng dân sự, nâng tổng số lực lượng không quân lên khoảng 725.000 người.

"Chính quyền Tổng thống Trump đã đảo ngược xu hướng gần đây khi hoạt động của Không quân Mỹ giảm đáng kể trong các năm qua",

Các báo cáo của Military.com cho hay.

Tờ Foreign Policy đã đưa ra cái nhìn tổng thể về việc tăng tới 74 phi đoàn, tương đương gần 25%, được cho là nhằm chuẩn bị quá trình đối phó với các cường quốc khác như Trung Quốc hay Nga. Việc gia tăng chi phí cho Không quân Mỹ sẽ kèm theo hỗ trợ cho các phi đoàn về máy bay trang bị vũ khí hạt nhân có thể phá hủy các mục tiêu tĩnh như tòa nhà hoặc cơ sở hạ tầng lớn khác. Tuy nhiên, đây không phải là các đơn vị tác chiến di động mà chỉ là sự chuẩn bị chiến lược cho các cuộc chiến tranh lớn đối phó với các siêu cường, không phải là các tổ chức khủng bố.

Bên cạnh đó còn có sự gia tăng lớn về số lượng máy bay tiếp nhiên liệu – hiện đang được triển khai hỗ trợ cho cuộc chiến tranh Ả rập Saudi nhằm đối phó với dân số Yemen. Đây là cuộc chiến trên không đòi hỏi lớn về máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Mỹ.

Một chủ đề trung tâm khác trong bài phát biểu của Bộ trưởng Không quân Mỹ Wilson là sự ra đời của Lực lượng Không gian như một bộ phận quân sự riêng biệt, ví như quân chủng thứ 6 của quân đội Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tiên cho rằng đây là dự án hài hước, tuy nhiên sau đó đã công nhận đây là điều cần thiết. Vào tháng Ba, Tổng thống Trump đã chấp thuận việc đưa Lực lượng Không gian vào chiến lược an ninh quốc gia.

"Không quân là một miền chiến tranh, cũng giống như vùng đất, không khí và biển mặc dù Nhà Trắng, Lực lượng Không quân Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã từng có phản đối điều này trong quá khứ. Chúng tôi không còn xem không gian như một chức năng. Đây là một nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc chiến", Bộ trưởng Không quân Heather Wilson đã nói trước đám đông và nhân được sự hoan nghênh của lực lượng quân đội trong bài phát biểu tại Maryland.

Sức mạnh NATO tại biên giới Nga

Trong những năm gần đây, NATO đã triển khai quân lính quy mô lớn ở sườn phía Đông, hiện tại là ở biên giới Nga từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc trong nhưng năm 1980. Các trụ sở mới của NATO được xây dựng ở Đức nhằm mục tiêu điều phối di chuyển của binh lính. Cùng với sự thành lập "Schengen quân sự", đây là một đòn bẩy nhằm đối phó với Nga.

Trong sự trỗi dậy leo thang quân sự hóa tại châu Âu, lực lượng không quân Mỹ cũng gia tăng hiện diện tại cửa ngõ Nga.

Trong tất cả các nước NATO tại Đông Âu, Không quân Mỹ đang đầu tư hàng triệu đô la nhằm mở rộng các căn cứ không quân cùng với hơn 50 triệu đôla đổ vào căn cứ Hungary, hơn 60 triệu đô la thực hiện hiện đại hóa hai căn cứ không quân tại Romania và hai căn cứ ở Slovakia sẽ được nâng cấp với mức đầu tư trị giá hơn 100 triệu đôla. Bên cạnh đó là nâng cấp các cơ sở khác nhau tại các quốc gia khác trong khu vực.

Phần lớn số tiền này được đầu tư cho các mục tiêu chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, bao gồm các nhà máy chứa vũ khí và nhiên liệu. Cùng với hàng trăm binh lính, Không quân Mỹ gần đây gửi hàng chục máy bay chiến đấu mới tới Romania, trong đó có 12 chiếc A-10 Thunderbolts.

Các chuyên gia cho rằng, sự nâng cấp mang tính lịch sử của Không quân Mỹ đang phản ánh sự thay đổi trọng tâm trong học thuyết quân sự của Mỹ trong cuộc chiến quyền lực lớn thế kỷ 21. Đó là cuộc chạy đua đối đầu với Nga hoặc Trung Quốc./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ