• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đe dọa mất trắng đầu tư nước ngoài: Trung Quốc bất ngờ đưa đối sách

Kinh tế 11/10/2018 10:32

Các cố vấn và giới quan sát về các vấn đề thương mại đưa ra cảnh báo Trung Quốc nên cảnh giác với các rủi ro mà các công ty nước này phải đối mặt.

Rủi ro chồng chất từ chiến tranh thương mại

Các cố vấn và các nhà quan sát thương mại chính phủ Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh nên cảnh giác với các rủi ro đầu tư nước ngoài vào nước khác trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.

Đe dọa mất trắng đầu tư nước ngoài: Trung Quốc bất ngờ đưa đối sách - Ảnh 1.

Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Ảnh:scmp

Cảnh báo đưa ra trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều căng thằng kể từ sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra chiến lược toàn diện đầu tiên của Mỹ vào tuần trước cùng với lo ngại về xung đột leo thang trong thời gian tới.

"Nếu các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia cảm thấy các vấn đề tranh chấp thương mại khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn thì nhiều khả năng họ phải cân nhắc lại các tính toán thay đổi chuỗi công nghiệp. Trung Quốc luôn cảnh báo theo dõi chặt chẽ bất kỳ tín hiệu nào có thể xảy ra và cố gắng ổn định đầu tư nước ngoài", một cố vấn thương mại giấu tên cho biết.

"Trung Quốc đã thu hút 86.5 tỷ đôla đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 8 tháng đầu năm, ước tính tăng 6.1% so với cùng kỳ năm ngoái", dữ liệu chính thức cho biết.

Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp như bơm tiền vào hệ thống ngân hàng và tăng tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu để bù đắp tác động ngắn hạn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa tìm ra cách đối phó với các chính sách cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump.

"Trong thời gian dài, chúng ta không nên từ bỏ đầu tư và thị trường Mỹ.Trung Quốc phải có cách giải quyết cứng rắn đối với Mỹ, tuy nhiên cũng nên hòa giải thông qua các cuộc đàm phán", vị cố vấn này cho biết.

Bắc Kinh đưa ra tín hiệu chuẩn bị cho quá trình điều chỉnh chính sách nhằm giải quyết các vấn đề khiếu nại từ các đối tác thương mại liên quan đến trợ cấp nhà nước, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Áp lực từ Washington đã tạo nên các căng thẳng thương mại cùng với các thách thức đối với hệ thống kinh tế. Tổng thống Mỹ Donaldo ngày 10/10 đã đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế nhập khẩu bổ sung lên 267 tỷ đô la từ Trung Quốc. Động thái này sẽ áp dụng đối với tất cả các hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã nói với báo chí tại Nhà Trắng rằng, Bắc Kinh chưa sẵn sàng để đạt được một thỏa thuận về thương mại và Washington đã hủy bỏ cuộc đàm phán với Bắc Kinh vì điều đó.

Trung - Mỹ bế tắc để có một đàm phán chung

Các công ty Mỹ và nhiều đối tác thương mại, bao gồm Liên minh châu Âu và Nhật Bản lâu nay đã có những phàn nàn về các rào cản tại thị trường Trung Quốc và chính sách công nghiệp của nước này. Tuy nhiên, họ phản đối cách làm của ông Trump và cảnh báo tranh chấp có thể đe doạ tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm suy yếu các định chế thương mại quốc tế."Trung Quốc đã có nhiều cơ hội để giải quyết đầy đủ những lo ngại của chúng tôi", Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố. "Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hành động nhanh chóng để chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng của họ."

Cả Mỹ và Trung Quốc liên tục đổ lỗi cho nhau về việc tạm hoãn các đàm phán an ninh đã lên kế hoạch diễn ra trong tháng này tại Bắc Kinh. Một cuộc đối thoại tương tự về các vấn đề kinh tế cùng đã trì hoãn vào cuối năm ngoái. Các đàm phán thương mại kết thúc trong bế tắc khi Mỹ tiếp tục áp thuế với tất cả các mặt hàng Trung Quốc. Sau đó, Bắc Kinh lại đưa ra cách đáp trả của riêng họ nhằm vào hàng hóa Washington.

Trung Quốc nên cải thiện chính sách phù hợp hơn với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và cam kết WTO của Bắc Kinh",

Ông Wang Shouwen, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và là nhà đàm phán thương mại chính với Mỹ nói.


Nguồn tin trên scmp cho biết, mặc dù các đàm phán chính thức vẫn trì hoãn nhưng các quan chức Trung Quốc vẫn giữ liên lạc với cộng đồng kinh tế Mỹ. Phái đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ thăm Trung Quốc trong thời gian tới và dự kiến sẽ có cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao tại Bắc Kinh.

Ông James Dorn, Viên Cato cho biết, Trung Quốc nên giữ lời hứa và ghi điểm để giành lại niềm tin từ đối tác.

"Nếu Trung Quốc muốn gắn bó trong quan hệ thương mại bền lâu với Mỹ thì phải cho người Mỹ nhận thấy các thay đổi tích cực từ họ", ông James Dorn nói.

Ông Wang Huiyao, người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa thuộc nhóm nghiên cứu tại Bắc Kinh cho biết, cả Mỹ và Trung Quốc nên "tránh các đánh giá sai lệch chiến lược" và tìm cách tạo điều kiện cho hai bên quay trở lại đàm phán.

Ông Wang đã từng có 5 năm tại Mỹ và đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các cố vấn cho biết, thông tin liên lạc hai nước nên được tăng cường.

"Cánh cửa đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đang bị giới hạn", ông Wang nói thêm.

Theo ông Wang, nhiều nguy cơ, các công ty nước ngoài sẽ rời Trung Quốc. Liên minh thương mại tiềm năng mới của các quốc gia phát triển có thể ảnh hưởng đến kinh tế Bắc Kinh.

"Càng mở cửa sẽ càng an toàn cho Trung Quốc ", ông Wang nói đồng thời thúc đẩy Bắc Kinh nên theo đuổi các đàm phán tự do thương mại.

Điều này có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới về một Trung Quốc mở cửa và cải cách, ông Wang nói.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ