• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Khó lường" tín hiệu Israel trước thông điệp từ Nga về Palestine

Thế giới 06/03/2019 15:48

(Tổ Quốc) - Moscow cho biết đã đề cập lại lời mời từ lâu về việc sẽ tổ chức đối thoại giữa ông Netanyahu và ông Abbas.

Moscow cho biết đã đề cập lại lời mời từ lâu về việc sẽ tổ chức đối thoại giữa ông Netanyahu và ông Abbas.Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao tại Jerusalem cho biết chủ đề này chưa được nhắc tới, theo tờ Times of Israel.

Khó lường tín hiệu Israel

Một quan chức Israel hôm thứ Hai đã bác bỏ việc Nga đưa ra đề nghị trong chuyến thăm của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tới Moscow vào tuần trước về tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.

Trong khi đó, một tuyên bố từ Đại sứ quán Nga tại Tel Aviv trước đó trong ngày cho biết rằng vấn đề đã trên được nêu ra trong chuyến đi.

Trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Lavrov, tuyên bố trên cho biết, trong thời gian Thủ tướng Netanyahu thăm Moscow, tình hình về tiến trình hòa bình Israel - Palestine đã được thảo luận. Chúng tôi tái khẳng định quan điểm của mình về mối quan tâm của Nga trong việc khắc phục bế tắc trong vấn đề này càng sớm càng tốt.

Đề xuất của chúng tôi về việc chủ trì cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Israel và Palestine vẫn còn thích hợp. Chúng tôi tin rằng đó sẽ là một bước đi rất quan trọng trong việc khôi phục niềm tin. Nếu không có điều này, không thể tin tưởng vào sự tiến bộ hơn nữa trong vấn đề Israel và Palestine, tuyên bố dẫn lời ông Lavrov nói.

Nhưng đáp lại tuyên bố trên, một quan chức ngoại giao cấp cao của Israel nói với truyền thông tiếng Do Thái rằng vấn đề này chưa từng được thảo luận.

Ông Netanyahu đã thực hiện chuyến đi một ngày tới Moscow vào tuần trước để có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, sự kiện ông cho biết là tập trung vào nỗ lực của Israel nhằm ngăn chặn sự bám rễ của Iran ở Syria và để cải thiện quan hệ với Moscow- đã rơi vào sóng gió kể từ khi máy bay Nga bị rơi tại Syria trong một cuộc tấn công của Israel vào tháng Chín.

Khó lường tín hiệu Israel trước thông điệp từ Nga về Palestine - Ảnh 1.

Israel đang muốn cải thiện quan hệ với Nga. (Nguồn: AFP)

Mặc dù máy bay Nga đã bị phòng không Syria bắn rơi, Moscow cho rằng căn nguyên là do Israel, nói rằng không quân Israel IAF đã sử dụng máy bay Nga làm vỏ bọc và không đưa ra cảnh báo đúng đắn cho phía Nga. Israel phủ nhận cả hai cáo buộc.

Ông Netanyahu đã muốn thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ của ông với ông Putin vì sự thành công của một nền tảng cho phép Israel tiến hành các cuộc không kích ở Syria mà không gặp sự cố với phía Nga. Moscow là một đồng minh thân thiết với Tổng thống Syria Bashar Assad và Israel cần sự hỗ trợ của Nga tại Syria. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã rơi vào thế khó sau sự cố máy bay năm ngoái.

Sức nặng ý định Nga

Ông Putin hoan nghênh vị khách Israel, nhưng không đề cập cụ thể đến Iran hay Syria trong bài phát biểu của mình. Một điều rất quan trọng là chúng tôi tiếp tục hợp tác. Nga là một người ủng hộ việc thành lập nhà nước Israel. Chúng tôi rất vui khi nói về tình hình trong khu vực và vấn đề an ninh, ông Putin nói.

Việc Nga đề nghị muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Trung Đông đã có từ lâu, nhưng đã không được chú ý nhiều khi Israel kiên trì cho rằng chỉ có Hoa Kỳ có thể hòa giải cuộc xung đột.

Tuy nhiên, mối quan hệ của người Palestine với Mỹ đang ở mức thấp nhất mọi thời đại, ngay cả khi chính quyền Trump chuẩn bị đưa ra kế hoạch hòa bình, có thể là sau cuộc bầu cử của Israel vào tháng 4.

Hôm thứ Hai, Hoa Kỳ đã chính thức đóng cửa lãnh sự quán tại Jerusalem, hạ cấp vị thế của phái đoàn ngoại giao chính đối với người Palestine bằng cách chuyển xuống thành Văn phòng phụ trách các vấn đề Palestine và sáp nhập vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Israel ở Jerusalem.

Việc hạ cấp này là quyết định mới nhất trong chuỗi các quyết định gây chia rẽ của chính quyền Trump thể hiện sự ủng hộ với người Israel và xa rời người Palestine. Phía Palestine nói rằng họ đã mất niềm tin vào chính quyền Hoa Kỳ với vai trò là trọng tài trung lập trong tiến trình hòa bình.

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã chuyển đại sứ quán của mình tại Israel đến Jerusalem sau khi công nhận thành phố này là thủ đô của Israel – điều giành được sự tán dương rộng rãi ở Israel. Người Palestine đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình và lần lượt cắt đứt hầu hết các mối quan hệ với chính quyền Mỹ.

Chính quyền Mỹ cũng đã cắt giảm hàng trăm triệu đô la viện trợ nhân đạo cho người Palestine, bao gồm hỗ trợ cho các bệnh viện và các chương trình xây dựng hòa bình. Washington cũng đã cắt giảm tài trợ cho một cơ quan LHQ – nơi cung cấp viện trợ cho những người Palestine được xếp là người tị nạn. Từ lâu, việc xác định người người Palestine là người tị nạn đã bị Israel phản đối và đã Mỹ chỉ trích. Trong khi đó, mùa thu năm ngoái, Palestine đã đóng cửa phái đoàn ngoại giao của họ ở Washington.

Chính quyền Trump, viện dẫn sự miễn cưỡng của các nhà lãnh đạo Palestine tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Israel là một yếu tố đằng sau một số biện pháp này, vẫn chưa đưa ra đề xuất được chờ đợi từ lâu để giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ