• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thỏa thuận Iran sụp đổ: Nguy hiểm cho Mỹ và mối đe dọa của Iran

Thế giới 07/05/2018 16:30

(Tổ Quốc) - Kịch bản đáp trả của Iran và động thái của Mỹ tiếp theo có thể xảy ra nếu Washington quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Nếu Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân, đâu là kịch bản Iran đáp trả?

Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký năm 2015 giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế. Tuy nhiên, việc Mỹ nhiều khả năng rút khỏi đang khiến thỏa thuận hạt nhân có nguy cơ sụp đổ. Nếu điều đó xảy ra, Iran sẽ có nhiều cách để trả đũa, trong đó có việc phá hủy những lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Trung Đông.

Lính Mỹ tại phía Bắc Iraq. Ảnh:reuters

Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran có thể huy động các lực lượng Huy động Nhân dân (PMF), lực lượng lâu nay luôn muốn Mỹ rời khỏi Iraq, đẩy mạnh các vụ tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ tại Iraq. Đây cũng là một cách để Iran tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Bên cạnh đó, Iran sẽ lại có lý do để không ngăn các đồng minh Shiite ở Syria khỏi việc tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Israel. Iran liên tục trang bị vũ khí và huấn luyện cho hàng nghìn tay súng bán quân sự Shiite để hỗ trợ chính phủ Syria. Theo giới chức Israel, Iran đã tuyển mộ ít nhất 80.000 tay súng Shiite.

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei nói rằng, Tehran không hề mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu Iran rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), thì khả năng này sẽ trở thành sự thật.

Ngay cả nếu không rút khỏi NPT, thì Iran cũng nhiều khả năng sẽ tăng cường làm giàu Uranium, hoạt động vốn bị hạn chế nghiêm ngặt theo thỏa thuận hạt nhân để đảm bảo nhiên liệu này sẽ không được Iran sử dụng để chế tạo bom hạt nhân. Việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sẽ giúp Iran tăng cường khả năng làm giàu Uranium bởi nếu muốn chế tạo bom hạt nhân thì cần phải có Uranium làm giàu cấp độ 80-90%.

Ảnh hưởng của Iran tại Iraq

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc rút khỏi thỏa thuận Iran vào ngày 12/5. Đây cũng là ngày cử tri Iraq đã đi bỏ phiếu để bầu ra Quốc hội khóa mới

Thời điểm diễn ra bầu cử Quốc hội khóa mới của Iraq diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ với Iran vẫn tiếp tục.

Iran liên tục thiết lập chính phủ thân Iran tại Iraq. Vì thế, Tehran sẽ có vị trí đắc địa đối phó với Mỹ nếu Tổng thống Trump tiếp tục các đòn trừng phạt vào nước này. Cuộc chiến chống khủng bố IS tại Iraq mang lại chiến thắng lớn đối với Thủ tướng Haider al-Abadi. Tuy nhiên, Iran vẫn đang cố gắng thúc đẩy cân bằng chính trị theo cách riêng của mình đồng thời liên tục ủng hộ Iraq trong chương trình nghị sự khu vực. Làm như vậy, Iran sẽ có thể suy yếu tính ổn định tại Iraq nhưng sẽ tăng cường sức mạnh cho Iran tại Trung Đông và sẽ ảnh hưởng đến Mỹ.

Ảnh hưởng của Washington đã giảm sút tại khu vực khi Iran liên tục tăng cường tại Syria, Lebanon và Yemen. Iraq là một quốc gia mà Mỹ liên tục thu được lợi nhuận. Mặc dù có sự hao hụt đáng kể chi phí cho cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ trong thời chính quyền Obama nhưng Mỹ đã trở lại Iraq vào năm 2014 với mục tiêu đánh bại khủng bố IS.

Bằng cách tiếp cận bầu cử Quốc hội Iraq, Iran đang tăng cường nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chính trị tại đất nước này. Tổng thống Trump có thể quyết định ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran nếu liên minh châu Âu đưa ra các trừng phạt mới nhằm vào Iran đúng ý của  ông Trump đồng thời không gây nguy hiểm cho thỏa thuận. Tuy nhiên, việc Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân cho đến nay đã khiến Tổng thống Mỹ mất đi niềm tin đối với Tehran.

Iran có thể trở thành siêu cường “vũ khí hạt nhân”?

Iran có thể phản ứng bằng cách khởi động lại chương trình vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đây là một chiến lược rủi ro cao có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc không kích vào kho vũ khí và cơ sở nghiên cứu của Iran. Để có thể tranh các cuộc không kích như vậy, Iran nên tìm một cách khác để đối phó với tình trạng này.

Chẳng hạn như, nếu Iran có được thành công trong việc xây dựng liên minh chính trị quyền lực tại Baghdad thì chính quyền mới có thể xua đuổi binh lính Mỹ ra khỏi Iraq. Đây là điều mà giới chính trị Iraq mong muốn từ lâu. Gần đây, vào tháng Ba, một số lượng nhỏ Quốc hội Iraq đã kêu gọi chính quyền Iraq định hình kế hoạch cho binh lính Mỹ rút khỏi nước này.

Iran đang tìm kiếm cách thuyết phục đối với các đảng chính trị người Kurd tại Iraq (KDP và PUK) nhằm hỗ trợ Fatah. Vùng Kurdistan, Iraq đã thất thoát về doanh thu từ khi mất quyền kiểm soát vùng Kirkuk và các lãnh thổ khác sau cuộc trưng cầu dân ý giành độc lập của người Kurd vào tháng 9 năm ngoái.

Mặc dù lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran liên tục mở rộng mạng lưới ảnh hưởng của Iran trong khu vực thì các bộ phận khác của chính phủ Iran cũng đang hỗ trợ điều này. Phái đoàn Iran cấp cao đã tới thủ đô Erbil trong tháng này tổ chức hội nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Iran và vùng Kurdistan của Iraq. Thông điệp cho lực lượng người Kurd rõ ràng: lộ trình đi tới sự bền vững kinh tế và quyền tự trị chính trị đều thông qua Tehran mà không phải là Washington.

Nếu Fatah có thể xây dựng nền tảng liên minh chính quyền thì có thể nhanh chóng thu hút sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo chính trị. Iran có thể thuyết phục Abadi hình thành liên minh với Fatah.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ