• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

100 ngày sau thỏa thuận Brexit: Thương mại của Anh đã khởi động ra sao?

Thế giới 14/04/2021 08:23

(Tổ Quốc) - Khi Anh công bố thảo thuận thương mại Brexit vào ngày 24/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố sẽ tạo điều kiện cho các công ty của Anh tăng cường quan hệ thương mại với liên minh châu Âu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hứa hẹn sẽ đưa nước Anh đạt được các thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác trên thế giới.

100 ngày sau thỏa thuận Brexit: Thương mại của Anh đã khởi động ra sao? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

"Nước Anh sẽ thịnh vượng, năng động và mãn nguyện sau khi ra khỏi liên minh châu Âu", Thủ tướng Johnson nhấn mạnh.

Tuy nhiên, 100 ngày kể từ khi Vương quốc Anh tách khỏi đối tác thương mại lớn nhất và duy nhất, Brexit đang gặp phải nhiều thách thức.

"Chúng tôi đang kêu gọi cả Anh và EU quay lại bàn bạc và đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt các rào cản thương mại. Khó khăn mà các nhà xuất khẩu đang đối mặt không chỉ là vấn đề ban đầu mà chính là mang tính cấu trúc. Nếu không được giải quyết nhanh chóng thì cấu trúc có thể suy yếu trong lâu dài và lĩnh vực xuất khẩu của Anh khó có khả năng hồi phục", bà Hannah Essex – đồng Giám đốc điều hành của Hiệp hội các phòng thương mại Anh cho biết trong một tuyên bố vào ngày 12/4.

Trong suốt quá trình đàm phán về thỏa thuận thương mại Brexit, vấn đề hàng hóa di chuyển giữa Ireland và Bắc Ireland đang gây nhiều khúc mắc.

Vấn đề xuất khẩu

Theo hãng CNN, chính phủ Anh đã không công bố các đánh giá về ảnh hưởng kinh tế từ Brexit và tiếp tục khẳng định các lợi ích từ động thái này. Người phát ngôn chính phủ Anh nói trên CNN Business rằng thỏa thuận Brexit bảo vệ việc làm và quyền lợi đầu tư tại Anh cũng như đảm bảo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì thương mại hiệu quả, đảm bảo quá trình kinh doanh cho khách hàng trong Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát có sự tham gia của trên 1000 lãnh đạo doanh nghiệp do EY và nhóm vận động hành lang London First thực hiện vào cuối tháng Hai cho biết 3/4 ý kiến trong cuộc khảo sát ghi nhận doanh nghiệp của họ đối mặt với quá trình gián đoạn trong giai đoạn chuyển tiếp tiếp Brexit. Trong khi một nửa trong số các ý kiến của nhóm tham gia khảo sát cho biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể kỳ vọng tiếp tục trong dài hạn.

Theo Văn phòng Thống kê quốc gia, xuất khẩu của Anh sang Liên minh châu Âu đã giảm 41% trong tháng Một năm nay so với tháng 12 năm ngoái. Nhiều công ty khẳng định khả năng tiếp tục giao dịch với khối đang gặp rủi ro vì các vấn đề phát sinh trong hiệp định thương mại. Các doanh nghiệp trước đây chỉ mất vài giờ đưa hàng sang châu Âu sau khi đặt hàng thì nay phải đối mặt với sự chậm trễ kéo dài và tốn kém do các đợt kiểm tra an toàn thực phẩm cũng như quy định hải quan mới.

Khảo sát Phòng thương mại Anh (BCC) cho biết khoảng 41% doanh nghiệp xuất khẩu báo cáo giảm doanh số xuất khẩu trong Quý I do Brexit và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trong khi các công ty lớn hơn có thể phải chịu mức phí mới thì các doanh nghiệp nhỏ của Anh cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cuộc khảo sát được thực hiện từ 132 doanh nghiệp xuất khẩu thuộc Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ trong tháng Ba cho thấy 23% doanh nghiệp đã tạm ngừng xuất khẩu hàng sang EU và thậm chí 5 doanh nghiệp phải chấm dứt hoàn toàn.

Hậu quả lâu dài

Vào ngày 12/4, nhóm các nhà lập pháp, các lãnh đạo doanh nghiệp và giới kinh tế đã thông báo một ủy ban độc lập xem xét các giao dịch thương mại giữa Anh và EU cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

"Chúng ta phải xem xét cẩn trọng về tác động của các thỏa thuận này, đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp nhỏ. Đây là vấn đề cần phải gạt ý thức hệ sang một bên và tìm ra hướng giải quyết thực tế dựa trên các bằng chứng", ông Roger Gale – thành viên Quốc hội cho biết.

Xuất khẩu thực phẩm và đồ uống của Anh đã giảm trong tháng Một do doanh số bán hàng sang EU giảm 76% so với cùng tháng năm ngoái, Liên đoàn ẩm thực và đồ uống cho biết, xuất khẩu cá hồi giảm 98%, thịt bò giảm 92% và thức ăn chăn nuôi giảm 80%. Ngay cả, xuất khẩu rượu whisky cũng giảm 63%.

Theo PwC và Văn phòng Thống kê Quốc gia, thỏa thuận Brexit không đưa ra sự tham gia của dịch vụ tài chính - ngành công nghiệp chiếm khoảng 11% doanh thu từ thu của chính phủ và 1,1 triệu việc làm.

Triển vọng hậu Brexit sẽ khó mang đến cơ hội cho Anh tiếp cận thị trường giống như một số quốc gia ngoài EU khác. Động thái này cũng làm suy yếu vị thế của London với tư cách là thành phố tài chính hàng đầu của châu Âu.

Việc Anh rời EU có thể khiến một số doanh nghiệp của Anh chấm dứt thương mại với EU hoặc các công ty của Anh phải chịu mức phí cao hơn ngay cả khi đã điều chỉnh cách thức kinh doanh mới.

"Điều quan trọng là phải nhận ra các thách thức ban đầu nhưng cũng có thể là hậu quả lâu dài cản trở thương mại", nhà nghiên cứu Winters cho biết.

Theo ông Winters, điều này sẽ ảnh hưởng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh bởi vì các công ty muốn thúc đẩy thị trường châu Âu sẽ không muốn duy trì ở Anh.

Theo chuyên gia thương mại Jerzewska, quá trình thay đổi sẽ chuyển dịch từng bước và các nhà sản xuất EU sẽ phải tìm các nhà cung cấp thay thế.

"Các doanh nghiệp có xu hướng ít phản ứng sẽ khiến nhà cung cấp của Anh ít có cơ hội cạnh tranh trong thị trường EU trong thời gian tới", chuyên gia này cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ