• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lộ trình mới nào cho Anh và EU khi thỏa thuận hậu Brexit thông qua?

Thế giới 25/12/2020 16:53

(Tổ Quốc) - Anh và liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận thương mại về mối quan hệ tương lai của Brexit.

Trách nhiệm cho Anh và EU

"Chúng tôi cuối cùng đã đạt được thỏa thuận. Đây là con đường dài và nhiều khó khăn, tuy nhiên lộ trình này được cho là đúng và thể hiện trách nhiệm cho cả Anh và EU ", Chủ tịch Ủy ban liên minh châu Âu – bà Ursula von der Leyen nói trong cuộc họp báo chí.

Lộ trình mới nào cho Anh và EU khi thỏa thuận hậu Brexit thông qua? - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Boris Johnson

Theo bà Ursula von der Leyen, đây là thời điểm bước sang trang mới và hướng tới tương lai đồng thời khẳng định hai bên sẽ tiếp tục "vai kề vai" đạt được các mục tiêu toàn cầu chung.

Thỏa thuận thông qua giữa Anh và châu Âu vẫn phải chờ sự phê duyệt của các nghị sĩ hai bên. Tiến trình này có thể phải kéo dài thêm vài ngày nữa. Các thành viên của Quốc hội Anh bày tỏ lo ngại về việc không có nhiều thời gian để xem xét kỹ lưỡng thỏa thuận thương mại khi hiệu lực chính thức sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2021.

"Tôi cho rằng thỏa thuận mới đảm bảo tính ổn định và chắc chắn mới về mối quan hệ hai bên trong bối cảnh không thuận lợi. Chúng tôi sẽ là bạn, đồng minh và là người ủng hộ của EU đồng thời chắc chắn vẫn là đối tác thương mại lớn nhất với liên minh châu Âu", Thủ tướng Johnson cho biết.

Anh đã rời EU vào tháng 31/1/2020 nhưng vẫn tuân thủ các quy tắc thương mại của khối trong khi các thỏa thuận thương mại tiếp tục được đàm phán. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào đạt được, Anh sẽ vẫn phải tuân thủ theo quy tắc thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới liên quan đến các trao đổi mua bán đối với hàng hóa. Điều này cũng tăng cường kiểm tra biên giới và áp thuế với hàng hóa đi lại giữa Anh và liên minh châu Âu.

Khi hạn chót đến gần, cả người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Anh Boris Johnson từng cảnh báo kịch bản "không thỏa thuận" trước đó. Tuy nhiên, thỏa thuận vào phút cuối đã thông qua bất chấp các hoài nghi từ một số nhà quan sát.

Trong quá trình đàm phán, châu Âu thể hiện kiên định duy trì không chấp thuận một thỏa thuận thương mại không công bằng trong khi Anh thừa nhận sẽ không thỏa hiệp với EU đối với việc kiểm soát luật pháp và nghề cá của nước này.

Ràng buộc quan hệ cho EU và Anh

Chính phủ Anh muốn đàm phán hạn ngạch đánh bắt hàng năm giống với cách mà Na Uy đã làm. Tuy nhiên, các quốc gia ven biển của châu Âu, bao gồm Pháp và Ireland lại lên tiếng không công bằng cho cư dân của họ. Pháp thực hiện khoảng 30% hoạt động đánh bắt ở vùng biển Vương quốc Anh trong khi khoảng một nửa tổng sản lượng đánh bắt của Ireland diễn ra ở Vương quốc Anh.

Trong một sân chơi bình đẳng, chính sách thương mại quy định các quy tắc và tiêu chuẩn chung ngăn cản các doanh nghiệp đạt được lợi ích cạnh tranh đối với các hoạt động ở các quốc gia khác. Cả Anh và liên minh châu Âu đề chấp thuận "không thoái lui" các điều khoản nêu ra. Tuy nhiên, châu Âu đã từ chối cam kết Anh có thể tiếp cận thị trường khối mà không áp dụng thuế quan hay thuế đánh vào hàng hóa qua biên giới sau khi ra khỏi EU.

Thêm vào đó, EU kêu gọi đưa ra điều kiện ràng buộc nếu một bên nâng cao tiêu chuẩn thì bên còn lại buộc phải tuân theo hoặc đối mặt với các hình phạt. Anh cho rằng điều khoản này đang kéo nước này buộc phải tuân theo chính sách của EU và hoàn toàn đi ngược với ý định Brexit.

Nói trước ngày quyết định, ông Kevin Featherstone – Giáo sư chính trị châu Âu tại Trường kinh tế London khẳng định trên Newsweek rằng các cuộc đàm phán đang phải trì hoãn khiến các nhà đàm phán phải "lội ngược dòng" và tìm cách giải quyết phù hợp với tình hình nhằm đưa ra thỏa thuận vào phút chót.

Theo Newsweek, các áp lực bên trong đã khiến Thủ tướng Anh tìm kiếm sự thỏa hiệp.

"Thực tế, Thủ tướng Anh Boris đã nhận được sự ủng hộ của nội các bất chấp thỏa thuận có được chấp thuận từ hai bên hay không. Downing Street vẫn kiên quyết rằng Anh sẽ có nhiều triển vọng sau khi rời EU. Bản thân ông Johnson cũng khẳng định "cho dù bất cứ điều gì xảy ra thì Vương quốc Anh cũng sẽ làm tốt", ông Kevin Featherstone nhấn mạnh.

Sau nhiều ngày đàm phán và chờ đợi, thậm chí từng suy nghĩ không có thỏa thuận nào thông qua, cả Anh và châu Âu đều rơi vào tình trạng mất kiên nhẫn. Chỉ nhiều ngày trước khi hạn chót, ông Michel Barnier - Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề Anh rời khỏi EU từng nhấn mạnh "khoảnh khắc của sự thật" đã đến và cơ hội thông qua thỏa thuận đang bị thu hẹp. Chính Thủ tướng Boris Johnson cũng thừa nhận: "Mọi thứ đang có vẻ khó khăn và khoảng trống phía trước cần phải tìm cách lấp đầy". Thủ tướng Anh Johnson thậm chí đã từng nghĩ khả năng một kịch bản không có thỏa thuận rất có thể sẽ xảy ra.

Các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Tây Ban Nha và một số lãnh đạo châu Âu khác đã lên tiếng chúc mừng thỏa thuận trên.

Thỏa thuận đạt được phút chót này sẽ mang đến cơ hội cho quan hệ của Anh lẫn EU nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những tổn hại trong thời gian tới.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ