• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ấn – Pakistan lật nghiêng kịch bản hạt nhân châu Á?

Thế giới 09/10/2016 09:23

(Tổ Quốc) - Hàng loạt hệ luỵ từ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phân cực và gia tăng mối đe dọa hạt nhân trong khu vực.  

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã bùng lên kể từ tháng trước, khi 18 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc tấn công quân sự vào căn cứ quân sự ở Ấn Độ Kashmir. Ấn Độ cho rằng nhóm phiến quân tại Pakistan là thủ phạm của vụ tấn công này và sau đó đã phát động chiến dịch tấn công đáp trả gần khu vực biên giới tranh cãi giữa hai nước.

Pakistan đã phủ nhận mọi cáo buộc có liên quan trong cuộc tấn công quân sự trên. Tuy nhiên, nhiều lo ngại vẫn đang gia tăng về một cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, vượt ra ngoài tình hình khủng hoảng hiện nay, cả Ấn Độ và Pakistan đang xem xét thận trọng vị thế của Nam Á trong bối cảnh rộng hơn là cuộc cạnh tranh chiến lược châu Á, đặc biệt là sự gia tăng hiện diện của Bắc Kinh trong vùng biển Đông và Hoa Đông cùng những nỗ lực của chính quyền Obama trong chiến lược xoay trục về châu Á.

Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Nam Á có logic riêng của nó nhưng hoạt động quân sự phức tạp của Trung Quốc ngày càng tăng đã đẩy Ấn Độ và Mỹ xích lại gần hơn – điều cũng đồng thời tiếp tục củng cố liên minh Trung Quốc - Pakistan ", Harsh V Pant, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Hoàng gia London cho biết.

Người biểu hình Pakistan hô những khẩu hiệu chống Ấn Độ ngày 4/10 tại Peshawar. (Nguồn: AFP)

Lo ngại Ấn Độ “cơ bắp”

"Điều thông thường là Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ cho Islamabad trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Ấn Độ-Pakistan," ông Michael Kugelman, chuyên viên cao cấp về Nam Á và Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson ở Washington (Mỹ) cho biết.

"Trung Quốc sẽ muốn tái khẳng định cam kết với Pakistan và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của họ, đặc biệt là khi Bắc Kinh bắt đầu lo ngại rằng sự tiếp cận cứng rắn hơn của Ấn Độ đối với Pakistan có thể ảnh hưởng hoặc thậm chí phá hoại dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan." ông Michael Kugelman nói.

Giống như đồng minh chiến lược lâu dài Pakistan, Trung Quốc cũng có tranh chấp về biên giới với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra giao tranh vào năm 1962.

Theo SCMP, Trung Quốc đang dự kiến sẽ gia tăng hợp tác quốc phòng hiện đã đáng kể với "người bạn trong mọi thời tiết" Pakistan và có thể sẽ chuyển giao vũ khí chiến lược – điều đã chính thức bị dừng vào năm 1990 dưới áp lực của Mỹ.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã cung cấp các xe phóng tên lửa cho Pakistan, đáng chú ý là trong vụ Pakistan thử tên lửa tầm trung Shaheen 3 – có thể phóng tới bất cứ khu vực nào của Ấn Độ vào năm ngoái.

Bắc Kinh cũng được cho là đã giúp đỡ Islamabad phát triển công nghệ tên lửa xuyên lục địa (ICBM) khi Ấn Độ phát triển thành công hai biến thể của ICBM là tên lửa Agni-V và Agni-VI – hai tên lửa đang được phát triển thêm công nghệ mang nhiều đầu đạn hạt nhân cùng một lúc.

Một thỏa thuận cũng đã được ký kết tháng 10 năm ngoái về việc Pakistan mua mua 8 tàu ngầm tấn công Type 041 từ Trung Quốc – có thể được thiết kế để trang bị tên lửa hành trình Babur của nước này.

Sức nặng của đột phá Mỹ - Ấn

Những chiến lược riêng của Ấn Độ và Pakistan cũng đã dẫn đến một bước đột phá trong quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ trong tháng 6, khi Washington quyết định đưa New Delhi trở thành "đối tác quốc phòng lớn" của mình. Rất có thể rằng, động thái này sẽ mở đường cho việc chuyển giao điều gọi là công nghệ "sử dụng kép" - có thể được sử dụng trong các vũ khí chiến lược của Ấn Độ như tên lửa đạn đạo.

Sự xích lại được đẩy lên một lần nữa vào ngày 30/8, khi Ấn Độ và Mỹ đã ký kết một hiệp ước chia sẻ hậu cần, theo đó quân đội hai bên có thể sử dụng các căn cứ của nhau, ví dụ như căn cứ Mỹ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nơi các tàu ngầm Trung Quốc đang trở thành sự hiện diện đáng chú ý.

Không giống như Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan từ chối tuân thủ chính sách "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước". Và trước sự mở rộng lực lượng hạt nhân của cả 3 nước này hiện nay, Ấn Độ có thể phải suy nghĩ lại về học thuyết hạt nhân của mình, các chuyên gia cho biết.

Học thuyết hạt nhân chính thức của Ấn Độ, "không được điều chỉnh kể từ năm 2003", cùng với những thay đổi trong môi trường công nghệ và chiến lược, đang tăng cường "thêm sự mơ hồ và nguy cơ" cũng như đe dọa "xoá mờ các ranh giới và thúc đẩy nguy cơ leo thang hạt nhân", theo một nghiên cứu vào tháng 6 của Viện Nghiên cứu chiến lược Mỹ cho biết.

(Theo SCMP) 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ