(Tổ Quốc) - Armenia đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Iran nhằm gây áp lực cho Azerbaijan trong khi Azerbaijan đánh giá cao động thái ngoại giao của quốc gia Hồi giáo.
Theo Newsweek, cả Armenia và Azerbaijan cho rằng Pháp, Nga và Mỹ chưa đủ sức chấm dứt xung đột ở khu vực Nam Caucasus.
Ngoại trưởng Iran - Mohammad Javad Zarif đã đề xuất trong cuộc gọi với lãnh đạo đồng cấp Azerbaijan - Jeyhun Bayramov nhằm thiết lập cuộc đàm phán ba bên liên quan đến Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giúp giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh. Một cơ chế như vậy sẽ bổ sung cho quy trình hiện có do nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu với sự đồng chủ trì của Pháp, Nga và Mỹ.
Trong các bình luận trên Newsweek, đại sứ Armenia tại Mỹ - ông Varuzhan Nersesyan đã đưa ra phản hồi trước đề nghị của Iran.
"Chúng tôi đánh giá cao cách tiếp cận cân bằng và nỗ lực của Iran hướng đến giải pháp hòa bình cho xung đột Nagorno – Karabakh, vốn đã diễn ra từ năm 1991", ông Nersesyan nói. "Iran là quốc gia láng giềng với Armenia and Azerbaijan".
Trong khi đó, Azerbaijan vẫn tiếp tục được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và xem Tehran là trung gian giảm bớt áp lực từ Baku và Ankara.
"Các đàm phán có thể chấm dứt hành động khiêu khích trong khu vực. Tôi cho rằng Iran có đủ năng lực sử dụng đòn bẩy kiềm chế Azerbaijan và giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục tác động vào Nagorno Karabakh", ông Nersesyan nói trên Newsweek.
Theo tờ báo, Đặc phái viên của Baku tại Washington - Elin Suleymanov trước đó cũng đã bày tỏ sự hoan nghênh đề nghị của Tehran trong khi thể hiện sự thất vọng đối với các nỗ lực của nhóm Minsk.
"Azerbaijan đánh giá cao các đề nghị hỗ trợ nhằm đạt được hòa bình cần thiết trong khu vực của chúng ta. Trong 28 năm qua, nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã liên tục là vai trò trung gian giữa các bên. Điều không may mắn là có rất ít kết quả đạt được thông qua các đàm phán", Đại sứ Azerbaijan tại Mỹ - Elin Suleymanov nói trên Newsweek.
Nhóm Minsk đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các cáo buộc xô xát đôi bên và xem là mục tiêu cũng như kêu gọi lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã có thảo luận các vấn đề trong cuộc điện đàm vào ngày 20/10. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng được cho là sớm gặp riêng các nhà ngoại giao hàng đầu của Armenia và Azerbaijan.
Đại sứ Azerbaijan tại Mỹ - Elin Suleymanov cũng nói rằng Azerbaijan sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong khuôn khổ nhóm Minsk sớm nhất có thể và cáo buộc người Armenia trì hoãn và né tránh đàm phán hòa bình cũng như bác bỏ các quy tắc cơ bản do nhóm 9 thành viên xây dựng, trong đó còn có cả Belarus, Phần Lan, Đức, Italy, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi cũng tin tưởng rằng quá trình đàm phán cũng nên mang tính bao trùm hơn trong nhóm Minsk và cùng với sự tham gia tích cực hơn của tất cả các thành viên nhóm Minsk, bao gồm Đức và Thổ Nhĩ Kỳ", Suleymanov nói trên Newsweek.
"Giải pháp khả thi duy nhất nên dựa vào thỏa hiệp chung giữa tất cả các bên, bao gồm Armenia, Nagorno-Karabakh và Azerbaijan", ông Nersesyan nói trên Newsweek. "Bất chấp sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiến trình hòa bình, cách tốt nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm là đứng ngoài tiến trình này bởi vì rủi ro bất ổn bất cứ lúc nào cũng có thể tạo nên xung đột. Sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ đang làm suy yếu sự ổn định của khu vực mong manh này".
Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Azerbaijan trong các bình luận trên Newsweek.
"Thổ Nhĩ Kỳ luôn sát cánh cùng với Azerbaijan trong bối cảnh căng thẳng xung đột với Armenia. Đây không chỉ bởi vì quan hệ lịch sử và văn hóa thân thiết giữa các nước chúng ta mà còn là tính cần thiết trong nguyên tắc cơ bản về toàn vẹn lãnh thổ.
Iran cũng đã chính thức đứng về phía người Azerbaijan hồi giáo dòng Shiite thông qua việc kêu gọi lực lượng Armenia rút quân ra khỏi Nagorno-Karabakh.
Iran cũng bác bỏ cáo buộc của Azerbaijan nói rằng nước này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vũ khí từ Nga cho đồng minh Armenia trong khi các quan chức Azerbaijan tiếp tục bác bỏ các cáo buộc từ Iran, Nga và các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin về việc sử dụng các tay súng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn từ Syria đến Nagorno-Karabakh.
Tehran và Moscow đã tích cực hỗ trợ các nỗ lực đối phó với lực lượng đối lập ở Syria thông qua sự ủng hộ đối với chính phủ ở Damascus. Tuy nhiên, hiện tại cả hai nước đều bày tỏ lo ngại bất kỳ sự nổi dậy nào cũng có thể được triển khai gần biên giới.
Đối với Iran, xung đột đã lan rộng.
Nhiều báo cáo đăng tải hình ảnh máy bay không người lái Azerbaijan và đạn pháo của Armenia đi vào lãnh thổ Iran khiến các quan chức ngoại giao và quân sự nước này thất vọng. Những người đưa ra cảnh báo cũng cho rằng các biện pháp trả đũa sẽ thực hiện nhằm đối phó với vụ việc này.
Việc duy trì an ninh và hòa bình cho người dân Iran sống ở các khu vực biên giới là ranh giới đỏ cho lực lượng vũ trang nước này và nếu vụ pháo kích tiếp tục lặp lại thì chắc chắn Iran sẽ không thờ ơ nhìn theo.
Cùng ngày, tùy viên quân sự Iran – Đại tá Bahman Sadeghin đã bày tỏ lo ngại của ông đối với vấn đề này trong cuộc họp với người đứng đầu Tổng cục chính sách quốc phòng và Hợp tác quốc tế Levon Ayvazyan thuộc Bộ Quốc phòng Armenia – ông Levon Ayvazyan.
Đại sứ Iran tại Azerbaijan – ông Abbas Mousavi cũng xuất hiện trên truyền hình Azerbaijan thảo luận về xung đột này. Ông Mousavi nhấn mạnh lợi ích Iran hàng đầu trong việc xác định lập trường đối với xung đột Nagorno-Karabakh.
"Chính sách ngoại giao của Iran không được xác định ở Washington, London, Bắc Kinh, Baku, Yerevan, Moscow hoặc Ankara. Thay vào đó, chúng tôi quyết định lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia độc lập và trong thẩm quyền ở Tehran", ông Mousavi viết trên tweet.