• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phân quyền Trung Đông: Không đối thủ nào có thể hưởng lợi từ sự rút đi của Mỹ

Thế giới 15/10/2020 19:22

(Tổ Quốc) - Tờ National Interest nhận định, sự hiện diện quân sự của các nước tại Trung Đông không phải là một giải thưởng mà thay thế vào đó là gánh nặng tồi tệ nhất họ phải đối mặt.

Những người ủng hộ sự tham gia của quân đội Mỹ ở Trung Đông, bao gồm cả việc tiếp tục tham gia vào các cuộc nội chiến ở Yemen, Libya và Syria từng cho rằng sự ra đi của Mỹ đang để lại khoảng trống tạo điều kiện cho Nga và Trung Quốc hoặc Iran lấp đầy.

Phân quyền Trung Đông không thể hưởng lợi từ sự rời đi của Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: National Interest

Tuy nhiên, họ đã sai. Chuyên gia quan hệ quốc tế Christopher Mott viết trên tờ National Interest: "Cán cân quyền lực lộn xộn của Trung Đông đảm bảo sẽ không hề có đối thủ nào có thể hưởng lợi từ sự rút đi của Mỹ. Sự hiện diện quân sự tại Trung Đông không phải là phần thưởng mà có lẽ chúng ta sẽ phải chịu gánh nặng tồi tệ nhất".

Iran và Mỹ liên tục căng thẳng trong thời gian qua. Sự can thiệp của Liên Xô vào Afghanistan đã làm suy yếu vị trí toàn cầu của Moscow. Từ những năm 2000, các ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq và Libya đã có được thành công nhưng lại mang đến kết quả không như ý muốn với sự ổn định của khu vực và lợi ích lâu dài của Mỹ. Các nỗ lực thay đổi chế độ tại Syria đơn giản đã thất bại hoàn toàn đồng thời còn làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan. Việc mở rộng ảnh hưởng sang Trung Đông không phải là lợi ích ròng của Mỹ và các siêu cường khác có thể học hỏi từ điều này.

Các đối thủ khu vực

Theo National Interest, một quốc gia vừa hoặc nhỏ ở khu vực bất ổn, mục tiêu bảo vệ an ninh khu vực khỏi các mối đe dọa cục bộ sẽ được duy trì bằng cách tối đa hóa sự độc lập rõ ràng trên trường thế giới.

Quyền lực Trung Đông được phân bổ đều giữa các cường quốc trong khu vực. Các phân tích luôn chỉ ra việc xem xét cân bằng quyền lực hoặc cân bằng thách thức tại Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia, Israel và Ai Cập là các trục quyền lực và liên tục có sự tương tác qua lại phản đối các nỗ lực của các bên nhằm giành quyền bá chủ khu vực. Tất cả các quốc gia này đều có đồng minh nhỏ, gồm các thành phần trong nước và ngoài nước, thậm chí các bên từng có quan hệ thù địch lâu đời với nhau. Nội chiến Syria đặt các đồng minh nhỏ của Iran vào cuộc chiến trực tiếp với các lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với Qatar có khả năng dẫn đến sự giận dữ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với họ. Trong nội chiến đang diễn ra ở Libya, Ai Cập đang đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển lực lượng dân quân từ Syria sang Libya. Thực tế, một số nước đã thành lập liên minh chống Iran và chuyển sang liên minh đối phó với ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.

Các quốc gia nhỏ hơn dễ rơi vào rủi ro từ tác động bên ngoài của một số quốc gia như Mỹ và dẫn đến nguồn gốc cạnh tranh trong khu vực. Sự giàu có về khí đốt của Qatar đã giúp cho nước này gia tăng ảnh hưởng trên truyền thông và tăng tốc tài trợ cho các phiến quân ở Syria và Libya. Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – đồng minh trung thành của Saudi đã thúc đẩy quan hệ chính thức với Israel nhằm củng cố vị thế trong khu vực đối phó với thách thức Iran.

Xu hướng này chỉ ra khả năng đối trọng của các tác nhân trong khu vực mặc dù có sự khác biệt về cấu trúc quản lý riêng biệt. Những điều này từng xảy ra tương tự với Iran và Syria trong Chiến tranh Lạnh. Theo tờ National Interest, khu vực hiện có mạng lưới ba liên minh bao gồm Iran – Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia là các quốc gia dẫn đầu trong các lực lượng ly tâm này. Sự phân quyền ở Trung Đông có thể giúp ngăn cản sự trỗi dậy của một bá chủ trong khu vực.

Một số phân tích cho rằng việc rút quân của Mỹ tại Trung Đông sẽ giúp Nga, Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn. Nỗi sợ hãi mang tính truyền thống lập luận rằng, các lo lắng Liên Xô sẽ giành quyền lực lớn ở khu vực và kiếm được lời từ nguồn thu dầu mỏ là một phần nổi bật trong chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Kịch bản này là lý do chính để ra đời "Học thuyết Carter" sau cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô và đe dọa việc sử dụng vũ lực nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược của Liên Xô ở vùng vịnh Ba Tư.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow được đánh giá là mang tính tình huống. Tại Trung Đông, Trung Quốc vẫn giữ cách tiếp cận xa trong khi Nga lại sử dụng ảnh hưởng của mình với Syria nhằm gia tăng quyền lực đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự rời đi của Mỹ và chấp nhận đứng ở ngoài nhằm cân bằng quyền lực tại Trung Đông được nhiều nhà phân tích ủng hộ. Hầu hết các chỉ trích lại khẳng định mối đe dọa khu vực sẽ xảy ra với một hoặc nhiều hơn giữa các đối thủ quyền lực. Điều này không hề đúng. Kinh nghiệm can thiệp của Washington trong khu vực trong các thập kỷ gần đây cho thấy Mỹ đơn giản ra khỏi cuộc chơi và muốn thay thế hướng chuyển động tập trung vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Washington có thể thúc đẩy vai trò liên minh và xử lý ngoại giao tỉnh táo nhằm duy trì sự cân bằng giữa các siêu cường.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ