• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Áp lực của Mỹ đối phó với rủi ro kinh tế từ bên ngoài

Thế giới 25/08/2020 09:26

(Tổ Quốc) - Theo tờ National Interest, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên chú ý đến các vấn đề tồn tại trong việc phát triển kinh tế bên ngoài.

Mỹ không còn lạ lẫm với hệ lụy từ cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước này. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới, các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ dường như chỉ tập trung vào các rủi ro kinh tế trong nước. Trong khi đó, các ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế ngoài nước và chính điều này lại gây bất lợi lớn cho kinh tế Mỹ. Bằng cách nào có thể giúp Mỹ định hình vai trò lãnh đạo quốc tế truyền thống để giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại?

Áp lực của Mỹ đối phó với rủi ro kinh tế từ bên ngoài - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trong 25 năm qua, các cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến kinh tế Mỹ. Các cuộc khủng hoảng thế giới từng chứng kiến bao gồm khủng hoảng tiền tệ châu Á, khủng hoảng nợ của Nga khiến cho việc quản lý vốn dài hạn chưa được cải thiện và cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latin. Gần đây hơn, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, trong đó có Hy Lạp và gây ra sự "rùng mình" cho thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu.

Nếu các cuộc khủng hoảng bên ngoài trong quá khứ đã đặt ra các thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ thì một số chuyên gia cho rằng hệ lụy của khủng hoảng dịch bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến kinh tế. Không chỉ nhiều nền kinh tế nước ngoài chịu ảnh hưởng bởi cú sốc lớn từ phía nguồn cung do đại dịch khiến cho cuộc suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng hơn trong thời kỳ hậu chiến, mà còn nhiều quốc gia đang phải hứng chịu trong cảnh nợ nần vì dịch bệnh diễn ra từ đầu năm tới nay.

Mối quan hệ mong manh nhất diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa mới nổi. Những nền kinh tế này tập trung ở các quốc gia như Mỹ Latin và châu Phi và rơi vào khủng hoảng bởi tài chính công yếu và quản trị kém. Hiện tại, các quốc gia này đang phải hứng chịu cơn bão kinh tế nghiêm trọng do dịch bệnh với khả năng làm gián đoạn sản xuất trong nước, giá hàng hóa quốc tế lao dốc cũng như các đợt rút vốn định kỳ và nhu cầu bên ngoài ít không đảm bảo cho nguồn cung từ mặt hàng xuất khẩu của họ.

Cục Dự trữ Liên bang cho biết, trong một thế giới thanh khoản toàn cầu dồi dào, các thị trường tài chính thế giới dường như không hề bị lung lay bởi các cuộc tái cơ cấu nợ hay các vụ việc vỡ nợ xảy ra ở các quốc gia châu Phi hay một số nước như Argentina Ecuador, Lebanon và Venezuela.

Tuy nhiên, sẽ là một vấn đề khác nếu diễn biến vỡ nợ xảy ra đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi quan trọng như Brazil, Nam Phi hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo the National Interest, xét theo áp lực ngoại hối nghiêm trọng, một số quốc gia vốn có tình hình tài chính công rất kém, có thể sẽ phải gặp các khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài.

Làn sóng vỡ nợ có khả năng ập đến bất kỳ lúc nào đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi. Giả thuyết đặt ra nếu kinh tế thế giới có thể rơi vào giai đoạn khủng hoảng nợ thì có thể Italy và Tây Ban Nha – hai nền kinh tế lớn hơn nhiều so với Hy Lạp sẽ phải đối mặt.

Điều không may là rất khó để đoán được trong các năm tới, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ xoay sở ra sao để né tránh vòng khủng hoảng nợ quốc gia khác. Các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Italy hay Tây Ban Nha đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo cả hai nền kinh tế này sẽ giảm ít nhất 12.5% GDP vào năm 2020. Ngay cả khi trước khi diễn ra đại dịch, hai quốc gia này cũng đã rơi vào nợ công rất cao cùng với đó là các hệ thống ngân hàng rất yếu.

Hiện tại dự báo rằng Italy và Tây Ban Nha sẽ nhìn thấy bong bóng thâm hụt ngân sách tăng vọt hơn 10% GDP vào năm 2020. Trong khi đó, vào cuối năm, nợ công tính theo GDP sẽ tăng phi mã hơn 150% tại Italy và 120% ở Tây Ban Nha trong năm nay. Điều này đưa ra dự đoán khả năng suy thoái kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn so với năm 2009. Các ngân hàng tại các nước sẽ chứng kiến khoản nợ xấu tăng lên mức kỷ lục.

Theo the National Interest, tất cả điều này gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ về việc nên chú trọng đến các vấn đề kinh tế nước ngoài. Đây có thể là cách để khẳng định vai trò truyền thống của Mỹ trong giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới. Điều này cũng tăng thêm tính cấp thiết cho ý tưởng rằng, gói kích thích kinh tế bổ sung cần phải nhanh chóng hỗ trợ kinh tế Mỹ - nền kinh tế đang phải trải qua quá trình phục hồi do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ