• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Áp lực tối đa nhưng chưa thành: Lý do Mỹ cần phải xét lại quan hệ với Iran?

Thế giới 20/11/2020 15:13

(Tổ Quốc) - Theo tờ National Interest, áp lực tối đa chưa thể mang lại giá trị tối đa cho nước Mỹ sau các trừng phạt đối với Iran.

Thay vì sử dụng áp lực kinh tế và ngoại giao nhằm tạo điều kiện cho quá trình đàm phán thì Mỹ lại đang chọn cách gây áp lực tối đa đối với Iran.

Áp lực tối đa nhưng chưa thành: Lý do Mỹ cần phải xét lại quan hệ với Iran? - Ảnh 1.

Ảnh: reuters

Mặc dù Tổng thống Donald Trump sẽ rời Nhà Trắng vào tháng Một năm sau nhưng chính sách Iran của ông sẽ vẫn ở lại. Mức độ căng thẳng nằm ở chiến dịch trừng phạt của Mỹ được biết đến là sức ép tối đa mà Bộ Ngoại giao Mỹ áp dụng đối với Iran đang gấp rút chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới Tổng thống đắc cử Biden.

Gần đây, Tổng thống Iran Hasan Rouhani đã lên tiếng cho rằng Mỹ sẽ phải "bù đắp" cho các sai lầm đối với chính sách này. Nói cách khác, chiến lược gây sức ép tối đa làm suy yếu Mỹ thay vì khả năng nâng tầm ảnh hưởng. Chiến lược này đã bắt đầu như thế nào và tại sao nó có thể thất bại?

Áp lực tối đa mà Mỹ áp dụng đối với Iran bắt đầu vào năm 2018 sau quyết định Washington rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và thay vào đó, Mỹ tiếp tục đưa ra một tối hậu thư bao gồm "12 yêu cầu". Các yêu cầu bao gồm việc bổ sung đối với hoạt động hạt nhân của Iran, chấm dứt tài trợ của Iran đối với lực lượng ủy nhiệm, chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo và rút các lực lượng Iran khỏi Syria. Hình phạt đối với việc không tuân thủ thỏa thuận là chiến dịch trừng phạt đối với các tổ chức tài chính và thương mại của Iran.

Chiến lược này đặt ra ba vấn đề cần phải xem xét.

Một là "12 yêu cầu" nhắm vào lợi ích an ninh quan trọng của Iran. Tehran tập trung vào chiến lược quân sự thông qua hoạt động ủy nhiệm và vũ khí tên lửa đạn đạo. Trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chính phủ nước này không hề có cam kết an ninh đảm bảo cho một đề xuất hợp lý. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giao Iran nghi ngờ sâu sắc tham vọng của Mỹ chống lại chính quyền Cộng hòa Hồi giáo. Là một trong đại diện quyền lực lớn của Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran liên tục chiếm ưu thế đưa ra quyết định chiến lược và không chịu chấp nhận cơ hội đầu hàng nào bất chấp các trừng phạt của Mỹ.

Thứ hai, Iran cũng đã thích nghi với các lệnh trừng phạt bằng cách tập trung vào lĩnh vực sản xuất trong nước và đa dạng hóa nền kinh tế. Mặc dù chính sách của Mỹ nhằm mục tiêu ngăn chặn chương trình tên lửa của Iran nhưng kết quả hiện vẫn đi ngược lại với mong muốn. Iran vượt qua các hạn chế về vũ khí hạt nhân bằng cách thúc đẩy sản xuất trong nước.

Tương tự, Iran vẫn hoàn toàn ổn với việc cắt giảm chi phí mua thực phẩm để duy trì sản xuất súng. Mặc dù đại dịch và trừng phạt Mỹ tiếp tục gia tăng nhưng Iran vẫn cố gắng tăng cường chi tiêu ngân sách quốc phòng thêm 2 tỷ đôla vào năm 2020. Các sức ép tối đa Mỹ được biết không chỉ nhằm mục tiêu suy yếu đối với quốc gia Hồi giáo này mà còn gây suy thoái kinh tế Iran, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và ngăn cản các nỗ lực nhân đạo.

Thứ ba, trong khi ông Biden có kế hoạch tăng cường ngoại giao trở lại với Iran thì cơ chế pháp lý hiện tại thông qua chiến dịch trừng phạt đang được chú ý vì tính ảnh hưởng lâu dài của chúng. Điều này có nghĩa là bất kỳ sự điều chỉnh nào sau tháng 11 cũng sẽ chỉ dẫn đến các rào cản uy tín giữa Mỹ và Iran.

Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các trừng phạt đối với ngân hàng Iran trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục có gắng thực thi các trừng phạt nhằm hạn chế vũ khí mới của nước này.

Vấn đề lớn hơn trong chiến lược là việc gây áp lực tối đa sẽ khó có khả năng đạt được như ý muốn. Thay vào đó, Mỹ có thể sử dụng sức mạnh kinh tế và ngoại giao nhằm tạo điều kiện cho quá trình đàm phán nhưng Washington vẫn tiếp tục chọn cách gây áp lực. Ngoại giao được xem là phần thưởng xứng đáng cho hành vi tốt hơn là công cụ gây áp lực đối với Iran. Một số ý kiến ủng hộ biện pháp gây áp lực tối đa vì cho rằng động thái này sẽ ngăn chặn các tác nhân xấu, thay thế cho phương án chiến tranh.

Các trừng phạt không thể đạt được các kết quả cho dù có áp dụng 12 yêu cầu cơ bản. Những gì Mỹ đã áp dụng sẽ khiến Washington hạn chế khả năng trong đàm phán đạt các mục tiêu mà nước này muốn và sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Nếu người Mỹ muốn tránh kết cục dai dẳng căng thẳng trong suốt hai thập kỷ qua thì Washington nên thừa nhận việc gây áo lực tối đa sẽ chỉ đạt đến "thành công tối thiểu". Khởi động lại tiến trình ngoại giao sẽ không hề dễ dàng nhưng lại thoát khỏi chiến dịch áp lực kéo dài và bắt đầu những bước đi đầu tiên quan trọng.

"Cách duy nhất để ra khỏi các hố là tự mình ngừng việc đào hố", Geoff LaMear – nhà nghiên cứu chính sách Marcellus tại John Quincy Adams Society viết trên tờ the National Interest.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ