• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bắc Âu "sốt vó" sức mạnh tên lửa Nga

Thế giới 06/08/2019 11:14

(Tổ Quốc) - Các quốc gia Bắc Âu đang tăng cường giám sát việc Nga gia tăng thử nghiệm tên lửa ở Bán đảo Kola – đang được quân sự hóa mạnh mẽ của nước này.

Đây cũng là nơi có Hạm đội phương Bắc và lực lượng chiến đấu chủ lực Bắc Cực của Nga.

Việc Bắc Âu tăng cường giám sát Kola cũng được thúc đẩy bởi việc Nga gia tăng các cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vực này cũng như các hoạt động ngày càng tăng ở các khu vực gần biên giới với Na Uy – một thành viên NATO.

Vào tháng 4, các tàu chiến của Hạm đội phương Bắc Pyotr Velikiy và Marshal Ustinov đã tiến hành các vụ thử tên lửa ở quần đảo Lofoten phía bắc của Na Uy. Hồi tháng 5, tàu chiến Severomorsk của Nga cũng đã thử nghiệm tên lửa và các hệ thống vũ khí tầm trung ở vùng biển của Nga – nơi gần bờ phía bắc Na Uy.

Trung tá Ivar Moen – phát ngôn viên của Lực lượng vũ trang Na Uy – cho biết, quân đội Na Uy "duy trì giám sát thường xuyên" đối với các tàu Nga hoạt động gần bờ biển quốc gia. Trong trường hợp Severomorsk, con tàu này đã hoạt động ở vùng biển ngoài khơi bờ biển của các tỉnh Nordland và Troms.

Mối quan hệ giữa Nga và các nước láng giềng Bắc Âu trở nên căng thẳng vào tháng 3 khi Na Uy và Phần Lan cáo buộc Nga cố tình làm gián đoạn tín hiệu GPS trong các cuộc tập trận của NATO ở khu vực này. Các nước Bắc Âu đã bày tỏ sự phản đối với Moscow, tuyên bố việc gây nhiễu tín hiệu như vậy khiến cả máy bay quân sự và dân sự hoạt động ở các vùng lãnh thổ phía bắc của họ gặp nguy hiểm. NATO cũng cho rằng Nga là thủ phạm khi tín hiệu GPS bị nhiễu trong cuộc tập trận Trident Joped được tổ chức tại Na Uy vào tháng 10 và tháng 11/2018. Trong cả hai trường hợp, Moscow đều phủ nhận mọi liên quan.

YQLHWDDP4NESTAG5N6OJBAENQM

Các nước Na Uy lo ngại về hoạt động quân sự của Nga tại khu vực này. Nguồn: Norwegian Ministry of Defence

"Nga yêu cầu chúng tôi đưa ra bằng chứng về việc gây nhiễu tín hiệu GPS và chúng tôi đã đưa cho họ bằng chứng", ông Frank Bakke-Jensen - Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy - nói.

Cả NATO và chính phủ Bắc Âu cũng lo ngại về việc Nga phát triển các tên lửa hạt nhân mới.

Điểm nóng Vardø

Mối quan hệ láng giềng giữa Moscow với Na Uy cũng đang đi xuống bởi khoản đầu tư chung của Hoa Kỳ-Na Uy để nâng cấp cảm biến Globus tại trạm radar Vardø - nơi tiến hành giám sát hoạt động của Nga.

Cơ sở quân sự Vardo tại Bắc Cực cách biên giới Nga – Na Uy chưa đầy20 dặm.

Quyết định của chính phủ Na Uy phê duyệt cơ sở thu thập tình báo chung Mỹ - Na Uy tại Vardø đã dấy lên phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc phòng Na Uy. Trong khi nhiều người trong hàng ngũ cao cấp ủng hộ, những người khác cho rằng một cơ sở như vậy vẫn có thể được thực hiện nhưng vẫn làm giảm căng thẳng với Moscow khi các nhà vận hành Na Uy trải qua đào tạo tại Hoa Kỳ trước khi thành lập một cơ sở duy nhất do Na Uy quản lý tại Vardø.

Sự gia tăng thử nghiệm và triển khai tên lửa của Nga tại Kola đã thúc đẩy Na Uy vận động Hoa Kỳ và NATO tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên hơn và đưa lực lượng bổ sung vào khu vực này. Nơi mà NATO có trách nhiệm tại đây, phải có hành động bảo vệ theo Điều 5 về phòng thủ tập thể, trải dài từ khu High North, Bắc Đại Tây Dương đến Bắc Cực.

Nga không vui vẻ gì khi NA Uy yêu cầu sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ và NATO ở vùng High North, cũng như các chuyến bay của máy bay ném bom B-52 Mỹ trong cuộc tập trận chung với NATO gần biên giới Nga.

"Na Uy muốn NATO hiện diện nhiều hơn ở vùng High North – điều đi ngược lại truyền thống lịch sử về quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước chúng ta. Điều này ảnh hưởng đến sự hợp tác ở khu vực Bắc Cực. Bằng cách thúc giục sự hiện diện lớn hơn của NATO và các lực lượng phương Tây khác, Oslo dường như muốn leo thang căng thẳng – điều có thể dẫn đến nguy cơ các hoạt động quân sự gia tăng ", Maria Zakharova, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, nói.

Phóng thử loạt tên lửa từ "mạn trái"

Nga đang gia tăng thử nghiệm tên lửa tại Kola, bao gồm việc phóng các tên lửa hành trình từ "mạn trái tàu". Nhiều tên lửa hành trình Kalibr có khả năng tấn công chính xác đã được phóng ra từ tàu ngầm đa năng Severodvinsk (lớp Yasen) trong khi chúng vẫn được neo đậu tại cảng, thuộc căn cứ hải quân Zapadnaya Litsa. Căn cứ này của Hạm đội phương Bắc ở Kola cách biên giới Na Uy -Nga 37 dặm.

Việc phóng vũ khí từ mạn trái tàu như vậy giúp giảm đáng kể thời gian cần thiết để các hệ thống vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Đây cũng là lần đầu tiên tên lửa hành trình Kalibr – có tầm bắn khoảng 412 dặm và đã được Nga sử dụng tại Syria - được phóng từ tàu ngầm lớp đa năng mới của Nga ở Kola. Từ Koala, tên lửa này có thể nhắm vào các mục tiêu tiềm năng ở Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển.

Trong Chiến tranh Lạnh, các tàu ngầm đạn đạo của Liên Xô đã được trang bị để bắn vũ khí hạt nhân liên lục địa từ mạn trái tàu như vậy. Tình báo quân sự Bắc Âu cho thấy Nga đang thúc đẩy kế hoạch trang bị cho các tàu ngầm lớp Yasen của mình tên lửa hành trình zircon siêu âm.

Hạm đội phương Bắc cũng bắt đầu thử nghiệm tên lửa mới chống máy bay Tor-M2DT (SA-15 Gauntlet) tại Novaya Zemlya, khoảng 400 dặm về phía bắc của Kola. Vụ thử nhằm vào các máy bay không người lái đang bay ở tốc độ và độ cao khác nhau, trên và dưới các đám mây.

Hệ thống tên lửa Tor-M2DT - có khả năng phát hiện đến 40 mục tiêu di động trên không ở khoảng cách khoảng 9 dặm và độ cao lên tới 39.000 feet - là một phần cốt lõi trong hệ thống phòng thủ ở Bắc Cực của Nga. Hệ thống tên lửa này được dành để triển khai bảo vệ các cơ sở quân sự quan trọng của Nga tại Franz Josef Land, Severnaya Zemlya, Quần đảo Siberia mới, Novaya Zemlya và Đảo Wrangel. Phạm vi bảo vệ của hệ thống sẽ bao gồm tất cả các đảo và quần đảo dọc theo tuyến đường biển phía Bắc chiến lược đang được phát triển để nhanh chóng di chuyển giữa châu Âu và châu Á

Theo Njord Wegge, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện các vấn đề quốc tế Na Uy, việc xây dựng kho vũ khí tên lửa Nga trên bán đảo Kola là để thể hiện năng lực của đất nước.

Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ