• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bài học chống dịch của Australia và kế hoạch triển khai vaccine gấp rút

Thế giới 15/07/2021 15:01

(Tổ Quốc) - Chỉ cách đây vài tháng, Australia từng không có một ca mắc Covid nào khiến thế giới trầm trồ khen ngợi về thành công nhất định trong cuộc chiến chống Covid-19. Nhưng nay thì mọi việc đã khác.

Australia hối thúc triển khai chương trình vaccine

Hiện thành phố lớn nhất của Australia là Sydney đang áp dụng biện pháp phong tỏa ở tuần thứ ba liên tiếp, dự tính kéo dài đến hết ngày 30/7. Các khu trung tâm thương mại vốn dĩ nhộn nhịp thì nay vô cùng vắng vẻ. Cùng với lệnh đóng cửa trường học là cấm tụ tập đông người... Australia đang đối mặt với số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục.

Trong khi Mỹ và Vương quốc Anh đang bắt đầu mở cửa trở lại thì Australia dường như lại mắc kẹt trong dịch bệnh. Quốc gia này ghi nhận 900 ca mắc kể từ khi Thủ đô Sydney phát hiện ra một phi công dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tháng trước. Phi công này được xác định chưa tiêm vaccine phòng Covid-19.

Bài học chống dịch của Australia và kế hoạch triển khai đối vaccine gấp rút - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg

Theo giới chuyên gia, Australia đã từng thành công nhất định trong cuộc chiến chống dịch bệnh thông qua chiến lược "0-Covid" bằng các biện pháp: kiểm dịch nghiêm ngặt, nhanh chóng truy vết, đóng cửa biên giới, thậm chí cấm xuất cảnh...

Một số nước châu Á -  Thái Bình Dương đã áp dụng biện pháp tương tự như quốc gia này. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, quá trình triển khai vaccine chậm đã khiến Australia rơi vào nguy cơ bùng phát dịch bệnh do sự xuất hiện của biến thể mới. 

Trong khi nhiều quốc gia khác như Mỹ, Anh đã triển khai tiêm chủng từ lâu thì Australia mới đang bước đầu bắt tay thực hiện. Giới chuyên gia y tế cảnh báo, chỉ có tiêm chủng mới là giải pháp lâu dài và duy nhất để phòng chống dịch bệnh.

Vào tháng Ba, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã phát động chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên đến nay ông Morrison cho rằng chương trình tiêm chủng của Australia đang chậm lại do không đảm bảo nguồn cung vaccine.

"Ông Bill Bowtell – Giám sư trợ giảng về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch tại Đại học New South Wales cho rằng: "Australia từng là quốc gia 0-Covid nhưng đó chỉ là tín hiệu thành công trước khi xuất hiện biến thể Delta".

Tập sống chung với dịch bệnh

Theo thống kê của trang Bloomberg, khoảng 18% dân số Australia đã tiêm đủ hai liều trong khi 52% dân số Mỹ đã tiêm đầy đủ và Anh đã tiêm cho 60% số dân. Vaccine AstraZeneca là lựa chọn của Australia trong chương trình tiêm chủng cho đến nay. Số ca mắc tăng vọt cho thấy các biện pháp như cách ly, đóng cửa hay truy vết chỉ đạt được ở mức độ nhất định, đòi hòi Australia phải tính đến phương án khác và vaccine là một lựa chọn. 

"Sydney đã áp dụng biện pháp phong tỏa trong ba tuần liên tiếp, gây ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng cho đất nước", Ngân hàng Commonwealth của Australia cho biết.

Người dân ở các tỉnh xung quanh thành phố Sydney bày tỏ sự hoang mang về diễn biến dịch bệnh và lo lắng rằng nơi đây sẽ là khu vực tiếp theo "cùng chung số phận với Sydney". Vào năm ngoái, thành phố Melbourne đã áp dụng phong tỏa trong 3 tuần. Hạn chế này đã ngăn chặn thành công các ca mắc mới nhưng cũng đồng thời kìm hãm sự phát triển kinh tế của thành phố.

Bang Victoria, gồm thành phố Melbourne đã xác nhận 10 ca mắc mới tại địa phương vào hôm thứ Năm (15/7). Chính quyền bang này đã ngay lập tức ra quy định người dân phải đeo khẩu trang.

"Người dân Australia luôn lắng dịch bệnh sẽ làm gián đoạn cuộc sống của họ vào thời điểm này.

Chính phủ đã kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Các rủi ro liên quan đến đợt bùng phát dịch bệnh mới là không thể tránh khỏi. Ngay cả Anh – quốc gia đã tiêm chủng 40% dân số cũng phải thừa nhận sống chung với dịch bệnh", bà Marion Maddox – Giáo sư chính trị tại Đại học Macquarie nhận định.

Theo Bảng xếp hạng khả năng chống dịch Covid (The Covid Resilience Ranking) của Bloomberg, Australia vẫn nằm trong top 10 nhưng đã giảm 4 bậc do không thể quyết định nới lỏng hạn chế biên giới vào thời điểm này.

Thủ tướng Australia hiện đang đã hối thúc triển khai chương trình tiêm chủng cho người dân, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu vaccine cho người dân cả nước vào cuối năm nay. Tuy nhiên, ông vẫn chưa chắc chắn về thời gian mở cửa trở lại./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ