• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bằng cách nào Mỹ kiểm soát kinh tế toàn cầu đối với Trung Quốc?

Thế giới 28/10/2020 16:43

(Tổ Quốc) - Trung Quốc đang cho thấy sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ bất chấp dịch bệnh và chiến tranh thương mại.

Theo tờ Asia Times, hầu như tất cả các số liệu kinh tế liên quan đến Bắc Kinh trong bốn năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump đều cho thấy Trung Quốc dường như đang chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, công nghệ và kinh tế với Mỹ.

Bằng cách nào Mỹ kiểm soát kinh tế toàn cầu đối với Trung Quốc? - Ảnh 1.

Tỷ phú Jack Ma. Ảnh: AFP

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang hưởng lợi nhiều hơn trong nhiệm kỳ 4 năm của chính quyền Tổng thống Trump. Bất chấp chiến lược đối phó Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump kể từ năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện nỗ lực của Trung Quốc, quyết tâm không đánh mất sự tập trung và tiếp tục xây dựng kinh tế đất nước lớn mạnh, phấn đấu mục tiêu xây dựng thương hiệu Trung Quốc (Made in China 2025) và vươn xa hơn nữa.

Kế hoạch 5 năm tiếp theo, Trung Quốc đã tập trung vào việc tăng cường khả năng tự lực, phát triển tầng lớp trung lưu, thúc đẩy đổi mới công nghệ và cải thiện hồ sơ môi trường của Bắc Kinh.

Điều đó cũng đồng nghĩa khoảnh khắc hiện tại đang thúc đẩy sự lớn mạnh của Trung Quốc bởi các thành tựu kinh tế được đánh giá là đáng khích lệ trong bối cảnh thế giới vẫn đang chịu áp lực mạnh mẽ của khủng hoảng y tế. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã chỉ ra rằng Trung Quốc đóng góp khoảng 27,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới vào năm 2025.

Thảm họa chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bóp nghẹt các gã khổng lồ là Huawei Technologies,Tik Tok và WeChat. Tuy nhiên, khoảng trống mà Tổng thống Trump để lại là sự xa rời của Mỹ với toàn cầu và đưa Trung Quốc vào hành trình tìm kiếm bá chủ kinh tế.

Giới quan sát cho rằng, bốn năm dưới chính quyền của Tổng thống Trump đã giúp Trung Quốc tăng cường gia tăng ảnh hưởng và động lực cho tiến trình mang thương hiệu "Made in China 2025".

Dù như vậy, phản ứng của Tổng thống Trump, các chính sách thương mại ngược và các thất bại trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 đang là cơ hội giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew Research cho thấy nhiều quốc gia trên toàn cầu đang tin tưởng vào Trung Quốc nhiều hơn.

"Trật tự thế giới đang thay đổi nhưng nhiều người đang bỏ lỡ điều này vì thành kiến vốn dĩ tồn tại từ lâu với Trung QUốc", ông Ray Dalio của Bridgewater Associates cho biết.

Thâm hụt thương mại với Trung Quốc là bài toán khó giải và tồn tại các căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian dài.

Theo William Reinsch thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế - một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ nói rằng các khoản thuế tạo ra thiệt hại tài sản thế chấp trong nước cho Mỹ nhiều hơn mục tiêu dự kiến.

Tổng thống Donald Trump hiện không có câu trả lời đối với các câu hỏi này. Các giải đáp của ông cũng không thể giải thích được cách Trung Quốc vươn xa và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Trung tâm công nghệ toàn cầu

Không nhìn đâu xa, Hàn Quốc đã ghi nhận mức tăng xuất khẩu lớn nhất kể từ năm 1986. Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 16% trong ba tháng quý 3.

Tất nhiên, Hàn Quốc vẫn chưa đạt được thành công. Giống như nhà kinh tế Robert Carnell – Ngân hàng Hà Lan ING đã khẳng định: "Tăng trưởng GDP tại một số nước chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh".

Sau Trung Quốc, Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai đã chứng minh sự hồi phục kinh tế thấy rõ sau khi đánh bại dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh đã quay trở lại.

Thêm vào đó, sự phục hồi của Hàn Quốc được đánh giá là có ảnh hưởng từ Trung Quốc. Các lô hàng chất bán dẫn và điện tử đến Trung Quốc đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại của quốc gia này. Quá trình đầu tư vào giao thông vận tải và thiết bị máy móc cần thiết cũng liên tục được tăng cường sản xuất. Điều đó cũng gợi ý tương lai tươi sáng của lĩnh vực chất bán dẫn trong năm 2021 và làm gia tăng hy vọng bước ngoặt mới sau bầu cử Mỹ 2020.

Trong khi đó, hiện chưa có tín hiệu đổi mới hay nâng cấp giáo dục và đào tạo, thậm chí là có rất ít thay đổi giải quyết cơ sở hạ tầng của Mỹ. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng lại có khả năng đối phó với thách thức khủng hoảng tốt hơn các quốc gia khác.

"Khoảng cách gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế và y tế giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác có thể thấy rõ trong thương mại. Xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng mạnh trong bối cảnh các nhà sản xuất lấp đầy khoảng trống về nguồn cung trước đó do ảnh hưởng của dịch bệnh", nhà phân tích Dan Wang thuộc Gavekal Research khẳng định.

Theo ông Wang, bất chấp cú sốc ban đầu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc, Trung Quốc đã được ngăn chặn kịp thời dịch bệnh và thúc đẩy mạnh hơn vào lĩnh vực sản xuất.

Mặt khác, giới quan sát cũng cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách tận dụng cuộc khủng hoảng y tế để thực hiện các điều chỉnh mang tính hệ thống vốn bị trì hoãn từ lâu.

"Trung Quốc ý thức được rằng chính quyền địa phương phải hỗ trợ nhiều hơn và đầu năm nay, Bắc Kinh đã tạo ra một cơ chế chuyển giao mới nhằm cứu trợ tài khóa liên quan đến đại dịch. Chính dịch bệnh đã tạo cơ hội cho chính quyền trung ương sát sao hơn vào kiểm soát chính sách địa phương", nhà phân tích Allison Sherlock của Eurasia Group khẳng định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ