• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Báo cáo Liên hợp quốc về tên lửa Triều Tiên đón đầu các chính sách mới của Mỹ vào năm 2021

Thế giới 10/02/2021 17:09

(Tổ Quốc) - Triều Tiên đã duy trì và phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo vào năm 2020 bất chấp các vi phạm trừng phạt quốc tế.

Triều Tiên vẫn phát triển tên lửa và hạt nhân

Trong một báo cáo Liên hợp quốc do hãng Reuters cung cấp vào ngày 8/2, Bình Nhưỡng đang sản xuất vật liệu phân hạch, duy trì các cơ sở hạt nhân cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng tên lửa đạn đạo trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm vật liệu và công nghệ từ nước ngoài cho các chương trình hạt nhân này.

Báo cáo Liên hợp quốc về tên lửa Triều Tiên đón đầu các chính sách mới của Mỹ vào năm 2021 - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Báo cáo hàng năm gửi tới Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an diễn ra chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền ông Biden đã lên kế hoạch tiếp cận mới với Triều Tiên, bao gồm phối hợp cùng đồng minh nhằm xem xét toàn diện "các lựa chọn tạo ra các áp lực hay thúc đẩy ngoại giao tương lai".

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và cựu Tổng thống Donald Trump từng đã có 3 cuộc gặp gỡ vào năm 2018 và 2019 nhưng không đạt được tiến triển trong quan hệ hai nước. Mỹ từng yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân trong khi Triều Tiên yêu cầu Washington chấm dứt các lệnh trừng phạt

Vào năm ngoái, Triều Tiên đã từng tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm ngắn và tầm trung phóng từ tàu ngầm cũng như thực hiện phô diễn tên lửa trong các cuộc duyệt binh, báo cáo của Liên hợp quốc cho biết.

Trong báo cáo này, một quốc gia thành viên Liên hợp quốc giấu tên đã đánh giá kích thước tên lửa của Triều Tiên, rất có thể là một thiết bị hạt nhân có gắn tên lửa đạn đạo tầm xa, tầm trung và tầm ngắn.Tuy nhiên, quốc gia này lại tuyên bố không chắc chắn liệu Triều Tiên đã phát triển được tên lửa đạn đạo chống chịu được nhiệt lượng khi hồi quyển hay chưa.

Phái đoàn Triều Tiên tại LHQ chưa bình luận về báo cáo trên.

Trong khi Triều Tiên chưa có một vụ thử tên lửa đạn đạo hay hạt nhân nào diễn ra vào năm 2020 nhưng Bình Nhưỡng đã thông báo kế hoạch chuẩn bị thử nghiệm và sản xuất đầu đạn tên lửa đạn đạo mới và phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Bình Nhưỡng vẫn phát triển kho hạt nhân và tên lửa đạn đạo với mức đầu tư khoảng 300 triệu USD cho những dự án này trong năm 2020 nhờ hoạt động tấn công mạng toàn cầu.

Phối hợp với Iran phát triển hạt nhân

Vào năm 2018, Triều Tiên đã phá hủy khu thử hạt nhân chính - Punggye-ri và khẳng định đây là bằng chứng cho cam kết chấm dứt thử nghiệm hạt nhân. Tuy nhiên các giám sát viên của Liên hợp quốc cho rằng họ chưa từ bỏ khu thử này.

Theo một nguồn tin giấu tên, Triều Tiên và Iran đã nối lại hợp tác trong các dự án phát triển tên lửa tầm xa, bao gồm cả việc chuyển giao các bộ phận quan trọng.

Trong một lá thư gửi Liên hợp quốc vào tháng 12, Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Majid Takht Ravanchi bác bỏ thông tin này và cáo buộc các thông tin sai lệch và dữ liệu bịa đặt có thể đã sử dụng trong cuộc điều tra.

Triều Tiên hiện đang chịu trừng phạt của Liên hợp quốc kể từ năm 2006. Các biện phát trừng phạt liên tục áp dụng với nước này trong nhiều năm do Bình Nhưỡng có liên quan đến các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc phỏng đoán khả năng các tin tặc tiếp tục liên hệ với Triều Tiên nhằm tiến hành các hoạt động chống lại tổ chức tài chính và trao đổi tiền ảo tạo doanh thu nhằm hỗ trợ cho Bình Nhưỡng phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Trong năm 2019, giám sát viên của Liên hợp quốc đã báo cáo Tiều Tiên ít nhất đã kiếm được 370 triệu đôla bằng việc xuất khẩu than bất chấp trừng phạt của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, vào năm ngoái, Bình Nhưỡng khẳng định các thương vụ mua bán đã phải tạm hoãn kể từ tháng 7/2020.

Triều Tiên đã áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt vào năm ngoái trong diễn biến đại dịch có mức độ lây lan nghiêm trọng trên toàn thế giới. Động thái này đã khiến kinh tế và thương mại nước này bị ảnh hưởng vì trừng phạt quốc tế.

Hơn 40 quốc gia đã cáo buộc Triều Tiên vi phạm trừng phạt của Liên hợp quốc bất chấp các quy định giới hạn về việc nhập khẩu xăng dầu tinh chế.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc nói rằng những hình ảnh và dữ liệu thu được chỉ ra rằng Bình Nhưỡng đã vi phạm vài lần mức giới hạn quy định cho phép vào mỗi năm.

Chính quyền Biden chưa công bố chính thức liên quan đến chính sách mới của Mỹ về Triều Tiên.

Ông John Delury, Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Yonsei cho rằng biểu hiện hiện tịa của Bình Nhưỡng là lời nhắc nhở với chính quyền ông Biden trong thời gian tới, khẳng định rằng bất kỳ áp lực kinh tế nào cũng không khiến Triều Tiên bị ảnh hưởng.

"Triều Tiên có thể chịu đựng kinh tế suy thoái để giảm nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên, nước này sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng hạt nhân", ông Delury khẳng định.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ